Tiếp Tục Kiểm Tra Chất Lượng Khoai Tây Trung Quốc

Sáng 11/7, tại chợ Nông sản Đà Lạt, Đội Quản lý thị trường số 1 (TP Đà Lạt) đã bất ngờ kiểm tra lô hàng 5 tấn khoai tây Trung Quốc được vận chuyển bằng xe tải từ TP HCM ngược lên Đà Lạt nhập vào kho của bà Nguyễn Thị Dung.
Theo các giấy tờ, chứng từ, hóa đơn liên quan lô hàng mà bà Dung cung cấp, số khoai tây này nằm trong lô hàng 20 tấn khoai tây Trung Quốc, do Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại tổng hợp A&Q (TP Lạng Sơn) nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh, và điểm đến cuối cùng là chợ đầu mối Thủ Đức (TP HCM), với giá 3.370 đ/kg. Sau đó, số khoai tây này được đưa ngược lên chợ Nông sản Đà Lạt, tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, bà Dung chưa xuất trình được hóa đơn mua hàng.
Vì nghi ngờ việc “chở củi về rừng”, cán bộ Quản lý thị trường đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng (Sở NN&PTNT Lâm Đồng) tiến hành lấy mẫu của lô hàng để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật số khoai tây này.
Theo một số tiểu thương chuyên kinh doanh khoai tây tại chợ Nông sản Đà Lạt, sau khi cơ quan chức năng TP Đà Lạt phát hiện và tiêu hủy 26 tấn khoai tây nhập từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, thì khoai tây Trung Quốc về chợ nông sản ngày một ít hơn. Hiện khoai tây Đà Lạt có giá từ 20.000 đ/kg trở lên, khoai tây Trung Quốc sau khi “mặc áo” khoai tây Đà Lạt được các tiểu thương bán về các tỉnh với giá 14.000 - 15.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi thú rừng đang có chiều hướng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc nuôi thú rừng kinh tế này chỉ mang tính tự phát là chính chứ chưa có một định hướng thị trường cần thiết từ phía cơ quan chức năng cho người chăn nuôi. Do vậy, việc chăn nuôi thú rừng hiện cũng đang tiềm ẩn không ít rủi ro.

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết hiện Việt Nam đã ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo cấp thấp IR 50404. Tuy nhiên, nhu cầu mua gạo cấp thấp trong 2 quí cuối năm nay sẽ không cao nên VFA khuyến cáo người dân không trồng lúa IR 50404 trong vụ hè thu.

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).