Tiền Giang Phát Triển Mô Hình Cá + Lúa Trên Đất Ngập Lũ

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên nền đất lúa, tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tỉnh Tiền Giang sẽ triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ.
Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn tỉnh Tiền Giang triển khai. Thời gian thực hiện trong hai năm 2012 - 2013 với tổng kinh phí đầu tư 395 triệu đồng, 28 hộ nông dân tham gia trên diện tích 3 ha.
Trước mắt, trong năm đầu tiên của Dự án, tỉnh Tiền Giang chọn 5 hộ dân với quy mô sản xuất 1 ha tại xã đầu nguồn vùng lũ Mỹ Trung, Cái Bè để triển khai thí điểm, đúc kết kinh nghiệm nhân rộng.
Theo ông Mai Thành Lộc - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Tiền Giang, mục tiêu mô hình nhằm chuyển giao kỹ thuật luân vụ cá + lúa mới mẻ cho bà con vùng khó khăn, khuyến khích người dân đa dạng cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm rủi ro trong quá trình sản xuất bởi nguyên nhân độc canh cây lúa.
Các đối tượng nuôi thủy sản chính áp dụng trong mô hình cá + lúa gồm: Cá rô đồng, cá sặc rằn và cá mè vinh được nuôi bằng các thức ăn viên công nghiệp phù hợp, mật độ thả nuôi 10 con/m² mặt nước và năng suất trên 10 tấn/ha.
Để tăng sức lan tỏa của mô hình trong cộng đồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia coi trọng công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi theo mô hình mới, kịp thời tổng kết, nhân rộng thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng... nhằm giúp nhân dân vùng ngập lũ tiếp cận và áp dụng thành công mô hình cá + lúa để ổn định cuộc sống theo hướng "chung sống với lũ".
Related news

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…