Thương Lái Trung Quốc Đang Vét Cạn Hải Sản
Ông Nguyễn Xuân Quốc - Trưởng phòng Kinh doanh XNK Công ty Cổ phần Đại Thuận (Tashun) cho biết, hiện nay thương lái Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ xô đến các bến bãi để tranh giành thu gom nguyên liệu. Họ mua tất cả các loại hải sản với đủ mọi kích cỡ, chất lượng khác nhau và với giá cao hơn giá bán cho những người thu gom ở trong nước, sau đó đóng hàng lên xe bảo ôn và đưa về Trung Quốc.
Thời gian qua, thương lái Trung Quốc đã “nhiễu loạn” giá cả nguyên liệu tại Khánh Hòa và các vùng biển Miền Trung, Nam Trung Bộ.
Trong khi các DN thủy sản trong nước phải chịu nhiều loại thuế và sự kiểm duyệt chặt chẽ về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thì các thương lái Trung Quốc lại không hề chịu sự kiểm soát nào từ phía các cơ quan chức năng. Họ ngang nhiên vào tận các bến bãi, đại lý để “thu vét” toàn bộ nguyên liệu và chở qua biên giới một cách dễ dàng.
Do đó, không riêng gì Tashun, nhiều DN hải sản trong nước dù đã cố gắng thu mua nguyên liệu nhưng vẫn không đủ khối lượng để chế biến.
6 tháng đầu năm 2011, Tashun mới XK được hơn 77 tấn cá biển các loại với trị giá khoảng 725 nghìn USD, trong đó XK hơn 67 tấn sang thị trường Nhật Bản, còn lại là thị trường Hàn Quốc.
Nhu cầu hải sản những tháng cuối năm rất lớn. Tashun đã ký nhiều hợp đồng XK đến cuối năm, đồng thời đưa mặt hàng tôm chân trắng đông lạnh sang “thăm dò” thị trường Hàn Quốc và bước đầu đã chiếm được cảm tình của thị trường này. Tuy nhiên, cái khó nhất của DN trong thời gian này là thiếu nguyên liệu trầm trọng - ông Quốc nói
Related news
Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.
Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, ông Lê Mộng Bảo đã làm giàu trên chính mảnh đất Lộc Thành nhiều gian khó.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 503 cơ sở và hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký với hơn 340.000 cá thể, bao gồm các loài như: cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, rùa, nhím, nai, heo rừng, cầy hương, ba ba, tắc kè, chim trĩ...