Prices / Tin thủy sản

Thức ăn ép đùn kết hợp công nghệ cho ăn bằng âm thanh

Thức ăn ép đùn kết hợp công nghệ cho ăn bằng âm thanh
Author: Vũ Đức - Theo Aquafeed
Publish date: Thursday. August 26th, 2021

Các kết quả thử nghiệm tại những trại nuôi tôm công nghiệp ở Ecuador cho thấy, thức ăn ép đùn và công nghệ cho ăn bằng âm thanh là sự kết hợp hoàn hảo để cải thiện các chỉ số sản xuất tôm.

Thử nghiệm thực địa

Nhóm nghiên cứu thuộc công ty Skretting Ecuador tổng hợp dữ liệu từ 639 ao đất có diện tích trung bình 8 – 12 ha, đều thuộc các tỉnh Guayas. Thu thập dữ liệu được thực hiện trong các vụ nuôi giai đoạn 2018 – 2020. Tôm trong những ao đất này được cho ăn 35% protein, khẩu phần thức ăn công nghiệp dạng ép viên và ép đùn. Lựa chọn giai đoạn nuôi để đánh giá hiệu quả của từng loại thức ăn (ép viên và ép đùn) và chiến lược cho ăn (thủ công, định giờ tự động và tự động bằng âm thanh) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, sản lượng và tỷ lệ chuyển  đổi thức ăn của tôm.

Theo dõi tôm ăn bằng mắt thường 1 – 2 lần/ngày theo những quy trình và quản lý đã được thiết lập từ trước cho mỗi trại nuôi sử dụng chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh, thức ăn ép viên đường kính 2 mm và thức ăn ép đùn đường kính 1,9 mm.

Hệ thống cho ăn tự động điều chỉnh thời gian sử dụng năng lượng mặt trời với thiết bị định giờ, được cài đặt chương trình phân chia thức ăn theo giờ với phạm vi phát tán thức ăn 12 – 15 m.  Với phương thức cho ăn thủ công, nghiệm thức chứa 35% protein với đường kính thức ăn viên tương tự. Sử dụng 2 nhãn hiệu máy cho ăn tự động kết hợp với thức ăn ép viên, còn nhãn hiệu thứ 3 có đặc tính tương tự máy được sử dụng kết hợp với thức ăn ép đùn.

Chiến lược cho ăn hiệu quả

2 nhãn hiệu máy cho ăn tự động (âm thanh) đều có ống nghe dưới nước, được kết nối từ xa với máy tính cài đặt chương trình xử lý âm thanh phát ra từ miệng tôm khi ăn thức ăn ép viên, và tính toán lượng thức ăn cần bổ sung tiếp theo. Các kết quả chỉ ra những ao sử dụng thức ăn ép đùn đạt sản lượng cao hơn (49 và 40 lbs/ha/ngày) so với ao dùng thức ăn ép viên, thậm chí chu kỳ nuôi ngắn hơn 12 ngày. Xu hướng tương tự cũng đã xuất hiện với hệ thống cho ăn tự động định thời gian, với sản lượng cao hơn trong các ao dùng thức ăn ép đùn. Tôm sau thu hoạch chỉ tăng 3 g so với trọng lượng thân cuối đạt được ở những ao sử dụng thức ăn ép viên nhưng tổng sản lượng tăng 22% khi ao nuôi kết hợp thức ăn ép đùn với máy cho ăn tự động bằng âm thanh.

Với mật độ thả nuôi, nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy, nhìn chung, chiến lược cho ăn bằng âm thanh hỗ trợ tăng số lượng tôm trên mỗi đơn vị diện tích; đồng thời vẫn đạt trọng lượng thân cuối lớn hơn. Số ngày nuôi mỗi chu kỳ ít hơn 10% khi kết hợp thức ăn ép đùn với máy cho ăn bằng âm thanh so với thức ăn ép viên và máy cho ăn tự động.

Lượng thức ăn lũy kế trung bình tương ứng kết hợp thức ăn ép đùn – máy cho ăn bằng âm thanh tương đối cao (44,11 kg/ha/ngày) so với tất cả các phương thức cho ăn khác. Điều này giúp tốc độ tăng trưởng hàng tuần cao hơn (1,72 g/tuần), cũng như sản lượng thu hoạch trung bình cao hơn (6.327 lb/ha). FCR giảm là bằng chứng cho thấy sự khác nhau giữa chiến lược cho ăn bằng thức ăn ép viên – máy cho ăn tự động bằng âm thanh (1,67 và 1,96). Máy cho ăn định giờ và thức ăn ép đùn cho thấy kết quả tốt hơn máy cho ăn định giờ kết hợp thức ăn ép viên về khối lượng tôm lúc thu hoạch và sản lượng.

Chiến lược cho ăn bằng âm thanh cho kết quả tỷ lệ sống trung bình 52%, nhờ đạt trọng lượng thân cuối cao nhất (27 g) so với các chiến lược khác chỉ 23 g trọng lượng trung bình với tỷ lệ sống trung bình 55%. Nhìn chung, chiến lược cho ăn bằng âm thanh tạo ra kết quả sản xuất khác biệt hẳn khi so sánh các khẩu phần ăn ép viên và ép đùn. Các vụ nuôi sử dụng thức ăn ép đùn kết hợp máy cho ăn tự động bằng âm thanh đạt tăng trưởng cao nhất và hiệu quả cho ăn tốt nhất, và ngày nuôi cũng ngắn nhất (chỉ kéo dài 18 ngày).

Chất lượng dinh dưỡng của thức ăn ép đùn tốt hơn (tiêu hóa protein tốt hơn, carbohydrate tốt hơn và axit amin thiết yếu) cộng với cho ăn chính xác về thời gian, theo nhu cầu, sẽ giúp cải thiện tăng trưởng của tôm và hiệu quả sử dụng thức ăn. Khi ngày càng nhiều trại nuôi sử dụng thức ăn ép đùn để hỗ trợ hiệu suất nuôi tôm, các nhà nghiên cứu kỳ vọng sản xuất được nâng cao mà không tốn thêm diện tích, từ đó góp phần thúc đẩy mục tiêu bền vững của toàn ngành tôm.


Related news

Chẩn đoán, Điều trị và Phòng ngừa các Bệnh của cá rô bạc nước ngọt Úc - Phần 3 Chẩn đoán, Điều trị và Phòng ngừa các Bệnh của cá rô bạc nước ngọt Úc - Phần 3

Chẩn đoán, Điều trị và Phòng ngừa các Bệnh của cá rô bạc nước ngọt Úc - Phần 3

Thursday. August 26th, 2021
Chẩn đoán, Điều trị và Phòng ngừa các Bệnh của cá rô bạc nước ngọt Úc - Phần 4 Chẩn đoán, Điều trị và Phòng ngừa các Bệnh của cá rô bạc nước ngọt Úc - Phần 4

Chẩn đoán, Điều trị và Phòng ngừa các Bệnh của cá rô bạc nước ngọt Úc - Phần 4

Thursday. August 26th, 2021
Sử dụng protein vi khuẩn trong khẩu phần ăn của cá vược châu Âu Sử dụng protein vi khuẩn trong khẩu phần ăn của cá vược châu Âu

Các kết quả thử nghiệm đều khẳng định những hiệu quả tích cực của protein tăng cường vi khuẩn đối với tăng trưởng, tiêu hóa và sức khỏe của cá vược châu Âu

Thursday. August 26th, 2021