Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo
Nhiều nông dân xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) nuôi rắn hổ hèo sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Trần Ngân Hoàng, hộ nuôi rắn trong xã, khoe: “Tôi nuôi 10 con rắn bố mẹ, sau một năm thu lời hơn 10 triệu. Hổ hèo là loại rắn dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm, như: Ếch, nhái, chuột…”.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Quốc Toàn cho biết, địa phương có 46 hộ nuôi rắn sinh sản với hơn 400 con. Nguồn giống chủ yếu mua từ Tri Tôn, sau 12 tháng nuôi dưỡng, rắn sinh sản được 2 lứa, giá bán rắn giống 350.000 đồng/con nhưng vẫn không đủ cung cấp. Hội Nông dân xã đã thành lập Tổ chăn nuôi rắn. Đây sẽ là mô hình khá thích hợp trong tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Related news
Trong nhiều năm trở lại đây, nghề đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chi phí đầu vào tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, ngành thủy sản vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy, ngoài những nỗ lực tự thân của ngư dân, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.
Gần 7 năm nuôi nhím, anh Nguyễn Bá Hồng (tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) giờ đây đã có trại nuôi nhím với quy mô gần 100 con và cả đàn chồn nhung đen 300 con.
Mục đích của việc xây dựng quỹ là để hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển, các con tàu làm công tác dịch vụ hậu cần trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, gặp rủi ro thiệt hại do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản...