Thử Nghiệm Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Hậu Giang
Tuần qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt đề cương đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng tại tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thiết, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Đề tài sẽ được thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 7/2015, với tổng kinh phí khoảng 386 triệu đồng. Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nuôi gà Tàu Vàng trên 5 đệm lót sinh học nhằm tìm ra đệm lót sinh học tối ưu nhất. Trong 5 đệm lót sinh học được thí nghiệm thì có 4 đệm lót sử dụng men vi sinh BALASA N01 với liều lượng như nhau, chỉ khác về nguyên liệu làm đệm lót. Riêng đệm lót có thành phần 100% trấu làm đối chứng không sử dụng men vi sinh BALASA N01. Các đệm lót được thí nghiệm bao gồm: 50% trấu + 50% mùn cưa + men vi sinh BALASA N01; 50% trấu + 50% bã mía + men vi sinh BALASA N01; 100% bã mía + men vi sinh BALASA N01; 100% trấu + men vi sinh BALASA N01 và đệm lót 100% trấu.
Mục tiêu của đề tài nhằm làm giảm mùi hôi trong chăn nuôi và tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời đảm bảo năng suất của đàn gà Tàu Vàng. Bên cạnh đó, còn tiết kiệm được thời gian vệ sinh chuồng trại, hạn chế dịch bệnh xảy ra, tạo được sản phẩm an toàn đạt chất lượng. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.
Tại hội nghị xét duyệt, các thành viên hội đồng và đại biểu tham dự đã đóng góp một số ý kiến để nhóm tác giả hoàn thiện hơn đề cương của đề tài, như: cần trình bày cụ thể về mật độ vi khuẩn trên đệm lót, nêu rõ cách bảo dưỡng đệm lót, xác định ý nghĩa của từng chỉ tiêu nghiên cứu, chuồng nuôi gà được bố trí như thế nào, với diện tích bao nhiêu…
Related news
Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).
Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.
Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.