Thơm mát sắn dây Nam Đàn
Theo bà con nông dân, sắn dây là loại cây trồng truyền thống với nhiều ưu điểm: dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, sạch sâu bệnh, năng suất cao, chi phí đầu tư thấp, tự nhân giống cho các vụ liền kề, hợp với mọi chân đất, khả năng chịu hạn tốt, nhất là đất đồi vệ cao. Vì sắn dây có mùa vụ nên các hộ dân thường bắt đầu trồng từ tháng giêng AL và thu hoạch vào dịp cuối năm và sau đó thu mua, chế biến đến tháng 4 năm sau.
Để phục vụ cho việc chế biến tinh bột sắn, hiện bà con Nam Đàn đã mở rộng diện tích lên đến 100 ha, toàn bộ diện được trí chủ yếu tại các xã dọc triền núi Đại Huệ như: Nam Anh, Nam Thanh, Nam Xuân. Đặc biệt cây sắn dây Nam Đàn có nhiều đặc tính vượt trội để khi chế biến thành tinh bột sẽ cho ra sản phẩm: Thơm, trắng, mịn.
Bình quân mỗi sào đạt xấp xỉ từ 4 đến 5 tạ củ, mỗi tạ sắn tươi có giá bán 90-100 ngàn đồng, trong khi đó nếu chế biến 1 tạ củ có thể cho ra từ 20 – 22 kg tinh bột, với giá bán hiện tại 120 - 150 nghìn đồng/kg, như vậy 1 ha sắn dây thu về gần 100 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.
Sắn dây là thức uống dân dã được nhiều người ưa thích, nhất là vào dịp thời tiết nắng nóng...
Theo anh Hồ Sỹ Lan ở xóm 5 xã Nam Anh- người có kinh nghiệm hơn 10 năm theo nghề chế biến tinh bột sắn dây, việc chế biến tinh bột sắn không khó, nhưng cũng không giản đơn. Nếu muốn có chất lượng bột tốt, thơm, ngon, sạch, mịn thì phải làm theo quy trình thật nghiêm túc. Củ sắn tươi mua về, cạo sạch vỏ, ngâm và rửa thật sạch rồi cho vào máy nghiền thật kỹ. Sau đó dùng vải màn vắt lấy nước, bã được vắt 3 lần để lấy hết tinh bột dính vào bã sắn, nước vắt ra từ bã sắn được đưa vào bể ngâm và lóng liên tục trong vòng 7 - 8 ngày đêm. Từ nghề chế biến tinh bột sắn dây, mỗi vụ gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Anh Lan chia sẻ: “Để có được bột sắn dây chất lượng ngoài các yếu tố trên thì việc chọn nước để cũng rất quan trọng. Nước để ngâm lóng tinh bột sắn phải dùng nước lấy từ khe suối trong núi ra, nước rất trong, sạch, sắc nên bột sắn khi vớt ra phơi trắng tinh và khi khô nó đông kết lại thành từng hòn, viên nhỏ như hạt ngô, hạt đậu, loại bột sắn này đúng là loại bột tốt, đảm bảo chất lượng ngon, mát”.
Ông Phạm Bá Đạt - Phó chủ tịch Hội nông dân Nam Đàn cho biết thêm: Sắn dây ở Nam Đàn được trồng từ nhiều năm nay và có thể xem là cây trồng truyền thống, chủ lực ở vùng núi Đại Huệ. Sản phẩm này đang được nhiều người biết đến, bởi chất lượng hơn hẳn so với loại sắn dây được trồng ở vùng khác. Tuy nhiên để thuận tiện trong khâu tiêu thụ, thời gian tới, chúng tôi đang liên kết với thị trường trong và ngoài tỉnh để tìm đầu ra cho bà con, tạo thương hiệu đặc sản riêng cho bột sắn dây Nam Đàn.
Bột sắn dây là thức uống dân dã, có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Đây còn là vị thuốc chữa cảm nắng, sốt cao rất công hiệu, vì vậy nhu cầu về bột sắn ngày càng lớn, đặc biệt là vào dịp hè. Với nhiều gia đình trên địa bàn Nam Đàn, trồng và chế biến bột sắn dây tuy là nghề mang tính thời vụ nhưng đem lại lợi nhuận cao, giúp bà con làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Related news
Mấy năm gần đây, người dân dần e ngại, từ chối mua các loại hoa quả có xuất xứ từ Trung Quốc vì sợ độc hại. Song, trên thực tế, mỗi ngày, số hoa quả Trung Quốc nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) vẫn lên đến 200 tấn. Vậy, số hoa quả này tiêu thụ ở đâu?
Mới đây, Đoàn thanh tra của Bộ NNPTNT phối hợp Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Đăk Lăk tiến hành kiểm tra và phát hiện 2 cơ sở chế biến phân bón trái phép tại thôn 3, xã Cư Êbua, TP.Buôn Ma Thuột của ông Nguyễn Ngọc Hoàng và ông Nguyễn Thành Cao.
Sản xuất rau hữu cơ vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ môi trường, người sản xuất và người tiêu dùng đều yên tâm sống khoẻ... Đó là những lý do mà bà con nông dân (ND) xã Thành Lập (Lương Sơn, Hoà Bình) đang nhân rộng mô hình sản xuất này.