Giá / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trang Trại

Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trang Trại
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/06/2013

Những năm gần đây, ở xã miền núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không ít nông dân tận dụng tốt tiềm năng đất đai để đầu tư sản xuất và đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong đó có chị Huỳnh Thị Sương ở thôn Định An, thị trấn Vân Canh.

Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, chị kể: “Gia đình tôi trước đây thu nhập không quá 200.000 đồng/tháng, vốn ham lao động nhưng vẫn không thoát cảnh đói nghèo. Sau khi nhờ các cấp hội Nông dân giới thiệu và tận mắt tham quan những vườn điều, đồi chanh sum suê trĩu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng, ý chí vươn lên thoát nghèo từ mô hình trang trại đã giúp gia đình tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay”.

Quả vậy, sau đợt tham quan những mô hình làm ăn có hiệu quả, chị quyết tâm đầu tư vào kinh tế trang trại. Để biến quyết tâm thành hiện thực, chị tận dụng một số đất rẫy bỏ hoang, canh tác kém hiệu quả của làng L7, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh để đầu tư trồng 500 cây điều. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, dưới những tán cây điều, chị trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, đậu đỗ… tùy theo từng thời vụ trong năm, thu nhập từ các loại cây hoa màu cũng đủ nuôi sống gia đình và tích lũy được ít vốn để đầu tư sản xuất. Từ hiệu quả bước đầu, chị vay 9 triệu đồng từ nguồn vốn của quỹ Hỗ trợ nông dân, mượn thêm anh chị trong gia đình 20 triệu đồng để đầu tư trồng 300 gốc chanh.

Nhờ đầu tư đúng hướng, đúng quy trình kỹ thuật, trong vụ thu hoạch điều vừa qua, chị thu được 6.000 kg hạt, bán được 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, thu lãi gần 70 triệu đồng. 300 gốc chanh hàng năm cũng đem lại cho chị 20 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, chị còn đầu tư trồng 2.000 cây quế, 1.000 cây bồi lời đỏ, 50 cây xoài, 300 cây huỳnh đàn, 100 cây dó bầu… Cơ ngơi này hứa hẹn sẽ giúp cho gia đình chị có một cuộc sống sung túc.

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, những năm qua chị Sương còn giúp đỡ cho nhiều bà con trong làng vốn, cây con giống để bà con khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và cuộc sống như: giúp 12 hộ trong làng về cách trồng chanh và hướng dẫn kỹ thuật cho 5 hộ trồng 1.000 cây bồi lời đỏ…


Có thể bạn quan tâm

Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi)

Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.

15/06/2013
Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.

15/06/2013
Cá Thát Lát Cườm Ở Đức Linh (Bình Thuận) Cá Thát Lát Cườm Ở Đức Linh (Bình Thuận)

Đến năm 2015, huyện Đức Linh (Bình Thuận) tập trung phát triển nuôi cá thát lát cườm tại các vùng đã quy hoạch nuôi tập trung, gồm Võ Xu 20 ha, Đa Kai 70 ha, Vũ Hòa 35 ha, Đức Tài 24 ha. Đồng thời ưu tiên phát triển, đẩy mạnh phong trào tại các xã có Chi hội nghề cá như Đông Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Đức Tín, Nam Chính.

15/06/2013