Thoát nghèo nhờ trồng rừng
Nậm Khánh là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện, có 205 hộ dân với 1.141 nhân khẩu, thuộc 4 dân tộc; Dao, La Chí, Nùng và Kinh, cư trú ở 7 thôn, bản, trong đó người Dao, La Chí chiếm trên 90% dân số.
Xã có tổng diện tích tự nhiên 2.548ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 1.500 ha.
Trước đây đười sống của người dân còn nghèo khó, sống dựa vào nghề nông, chủ yếu là trồng ngô, lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ.
Xã Nậm Khánh nằm tiếp giáp với 2 vùng chuyên canh cây trồng đó là vùng quế Nậm Đét và vùng chè Bản Liền, thời gian gần đây cây chè và quế đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì vậy, thời gian qua, xã Nậm Khánh xác định kinh tế đồi rừng, với cây chè, quế là 2 cây mũi nhọn xóa nghèo, làm giàu, phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Xã Nậm Khánh chú trọng làm tốt công tác bảo vệ rừng tự nhiên, khoanh nuôi rừng tái sinh, trồng mới nhiều diện tích rừng kinh tế, kết hợp với xây dựng các mô hình kinh tế đưa nhiều giống cây, con mới vào sản xuất.
Đến nay Nậm Khánh đã có gần 1.002 ha rừng, trong đó có 948, 2 ha rừng tự nhiên, trên 500 ha rừng trồng mới với nhiều nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như:
Trên 150 ha rừng quế, trên 50 ha rừng chè, mỡ… đã và đang cho thu hoạch, đem lại nguồn thu lớn cho bà con nhân dân địa phương.
Điển hình là gia đình ông Lý Văn Hạng, Lý Văn Mành, Phàn Văn Bính, ở thôn Làng Mới, mối hộ có từ 8- 10 ha cây quế, chè, mỗi năm thu từ 30- 50 triệu đồng từ thu hoạch tỉa cây quế, bán búp chè cùng với nhiều hộ gia đình khác cũng ăn nên làm ra và thoát nghèo bền vững nhờ biết phát huy thế mạnh kinh tế vườn rừng.
Ông Trương Văn Đồng, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nậm Khánh cho biết: “Nậm Khánh nằm tiếp giáp với 2 vùng chuyên canh cây trồng đó là vùng quế Nậm Đét và vùng chè Bản Liền, thời gian gần đây cây chè và quế đem lại hiệu quả kinh tế cao, được sự hỗ trợ nhà nước xã Nậm Khánh tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển mạnh cây chè, quế, đem lại hiệu quả rõ rệt.
Trồng quế, chè cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng ngô, lúa và sắn, 2 loại cây này dễ trồng, phù hợp với tự nhiên và điều kiện canh tác người dân nên hiện nay người dân tiếp tục mở rộng diện tích”.
Thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu trồng rừng kinh tế năm 2012, đến nay, xã Nậm Khánh đã trồng mới 26 ha quế, vượt 20 ha so với kế hoạch, đưa tổng diện tích quế toàn xã lên 150 ha.
Trong đó trồng tập trung 6 ha, nhân dân trồng rặm bổ sung diện tích đã thu hoạch là 20 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Làng Mới và thôn Nậm Khánh.
Phát triển cây công nghiệp quế và chè hiệu quả thực sự là hướng đi mới làm giàu cho đồng bào dân tộc Dao, La Chí xã vùng cao Nậm Khánh xóa bỏ phong tục tập quán sản xuất lạc hậu, độc canh, phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp hiệu quả, đa dạng giống cây trồng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Related news
Chăn nuôi heo, cá theo kiểu truyền thống ngày càng nhiều rủi ro dịch bệnh. Việc áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng đệm lót sinh học mở ra hướng đi đúng, nhằm giảm ô nhiễm môi trường, bớt rủi ro, hướng tới chăn nuôi sạch tại Bạc Liêu.
Mọi người vẫn nói về công việc của anh Lê Văn Hữu (57 tuổi, ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) như vậy.