Prices / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Dê

Thoát Nghèo Nhờ Dê
Author: 
Publish date: Friday. June 15th, 2012

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Gia đình ông Phúc Văn Chính (dân tộc Tày), thôn Nà Noong, xã Năng Khả, huyện Na Hang (Tuyên Quang) là một trong những gia đình khó khăn được nhận sự hỗ trợ của dự án. Trước đây, kinh tế gia đình ông chỉ trong chờ vào 6 sào ruộng một vụ, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Hàng ngày, ông phải lên rừng đốn củi đem về bán kiếm tiền trang trải cuộc sống và nuôi 4 con đang trong độ tuổi đến trường. Nhiều khi túng thiếu, các con ông có ý định xin nghỉ học ở nhà giúp đỡ bố mẹ. Cuối năm 2009, ông nhận nuôi 20 con dê cái và 2 con dê đực từ dự án nuôi dê lai tập trung, được hỗ trợ thức ăn tinh cho dê lai, các giống cỏ, 6 triệu đồng làm chuồng trại, đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc dê.

Ông Phúc Văn Chính tại trang trại của gia đình.

Sau 4 năm thực hiện dự án, kinh tế gia đình ông đã dần ổn định, chuyện thiếu đói vào những ngày giáp hạt không còn xảy ra, ông đã mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh. Các con ông được ăn học đầy đủ.

Ông Chính cho biết, dê lai được chăn nuôi theo đúng kỹ thuật rất nhanh lớn, khả năng sinh sản tốt, lại có giá cả ổn định, khoảng 120.000 đồng/kg. Ngoài ra, ông cũng bán dê giống cho những gia đình có nhu cầu nuôi trong vùng. Mỗi con dê giống hiện tại có giá khoảng 1,3 đến 1,5 triệu đồng. Những lúc cao điểm đàn dê của gia đình có gần 50 con. Mỗi năm gia đình ông thu nhập gần 50 - 60 triệu đồng nhờ bán dê. Ngoài ra, ông còn kết hợp nuôi trâu, bò để phát triển kinh tế. Trang trại của ông hiện có 5 con trâu, 6 con bò và hơn 20 con dê, mỗi năm cho thu nhập cả trăm triệu đồng.

Không giống như ông Chính, gia đình ông Hoàng Văn Hưng, thôn Nà Né, xã Thanh Tương, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã nuôi dê từ lâu nhưng chủ yếu là nuôi dê cỏ nên hiệu quả kinh tế không cao do thời gian sinh trưởng dài, vóc dáng nhỏ. Năm 2009, gia đình ông được nhận một con dê đực giống Bách Thảo từ dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Nhận được dê giống từ dự án, ông đã cho lai với dê cỏ. Những con dê lai được chăm sóc đúng kỹ thuật đã phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Thấy hiệu quả, ông đã mạnh dạn mở rộng quy mô đàn dê lên tới hơn 40 con, cho thu nhập gần 40 triệu đồng mỗi năm. Với lợi thế là vùng đồi rộng, lại có những đồng cỏ cùng với vốn kinh nghiệm có được, ông đã lập được một trang trại nho nhỏ.

Hiện nay, trang trại của ông có trên 25 con dê và hơn 10 con trâu, mỗi năm thu về hàng chục triệu đồng. Gia đình ông không những thoát nghèo bền vững mà đã trở thành hộ có kinh tế khá trong vùng. Ông cho biết thêm, nhờ những ưu điểm của dê lai mà đến nay nhiều gia đình trông vùng đã mua giống dê của ông về nuôi và cũng cho hiệu quả cao.

Ông Nhữ Ngọc Dưỡng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang cho biết, sau khi dự án được triển khai, người nuôi dê ở huyện Na Hang và Chiêm Hóa đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, ngành cả về vật chất lẫn kỹ thuật. Đến nay, nhiều hộ biết trồng cỏ để nuôi dê, biết bổ sung thức ăn tinh, cách phòng trị một số bệnh thông thường như: tiêu chảy, lở mép, chướng hơi... Sự chuyển biến tích cực trong nhận thức người chăn nuôi đã thúc đẩy đàn dê lai phát triển một cách nhanh chóng. Mô hình nuôi dê lai đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế tích cực cho nhiều hộ chăn nuôi, giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Related news

Trồng Xoài Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Ở An Giang Trồng Xoài Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Ở An Giang

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

Friday. June 15th, 2012
Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.

Friday. June 15th, 2012
Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

Friday. June 15th, 2012