Prices / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Cần Cù Chịu Khó

Thoát Nghèo Nhờ Cần Cù Chịu Khó
Author: 
Publish date: Sunday. June 23rd, 2013

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

Với những thành tích đạt được, họ đã được Hội nông dân các cấp trao tặng danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Trong chuyến thăm mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi năm 2010, tôi được gặp một nông dân sản xuất kinh giỏi ở ấp Tịnh Châu xã Tịnh Thới thành phố Cao Lãnh.

Sinh ra và lớn lên trong thời chiến tranh nên ông Nguyễn Quốc Cường, xã Tịnh Thới đã thấu hiểu được cái khó khăn nghèo đói nghèo và lạc hậu của người dân quê mình trong thời chiến. Sau hòa bình, kinh tế thời bao cấp vẫn còn rất nhiều khó khăn. Năm 1986 ông lập gia đình với hai bàn tay trắng.

Không để cái đói nghèo đeo bám, ông Nguyễn Quốc Cường và vợ làm tất cả các công việc để kiếm sống. Dần dà vợ chồng ông cũng tích góp và mua được 2000m2 vườn tạp. Ông Cường suy nghĩ, để thoát nghèo vươn lên thực sự khó khăn khi ông chỉ có 2000m2 và không có một đồng vốn.

Qua nhiều lần tham dự tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn tạp…. do trạm Khuyến nông Cao Lãnh tổ chức, cùng với học hỏi và nghiên cứu thêm sách vở, ông Cường nhận thấy đất nơi đây rất thuận lợi trồng các loại rau màu. Năm 2005 ông quyết định lên líp toàn bộ diện tích đất hiện có để trồng cây ăn trái và trồng màu. Không có vốn thuê nhân công, máy móc cải tạo vườn tạp nên ông tự cải tạo một mình.

Khoảng 3 tháng sau ai cũng phải ngỡ ngàng khi 2000m2 vườn tạp nay trở thành đất líp theo quy cách hẳn hoi. Nhờ cần cù chịu khó, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên những luống rau màu phát triển tốt và thường xuyên cung cấp cho các vựa rau ở thành phố Cao Lãnh đều đặn. Sau 5 năm chắt chiu từng đồng, ông đã mua thêm 3000m2 và ông đã chuyển sang mô hình VAC rất đạt hiệu quả.

Ông Cường cho biết do đất ở đây thấp nên ông phải lên líp xung quanh. Ông trồng 100 gốc xoài cát chu chuyên lấy trái vụ nghịch, 100 bụi tre lấy măng xử lý nước cho măng quanh năm. Bên trong là những luống rau xanh tốt đủ loại, nào là rau muống, cải ngọt, rau cải trời, dưa leo….. Hàng ngày ông thu hoạch hàng trăm kg rau các loại, chỉ riêng rau cũng đem lại cho ông vài triệu đồng/ngày.

Không chỉ dừng lại trồng trọt, ông còn tận dụng mặt nước nuôi hàng trăm kg cá rô phi, trắm cỏ, cá trê….. Ngoài ra ông kết hợp nuôi 3 con bò sinh sản cung cấp giống cho bà con nghèo trả chậm, ông còn lấy phân bò nuôi trùng quế để làm thức ăn cho cá và phân trùng ông trồng thêm rừng.

Ông Nguyễn Quốc Cường nói thêm: Đối với người nông dân, dù trồng cây gì, nuôi con gì, nếu cần cù chịu khó và áp dụng đúng quy trình kĩ thuật sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Còn đối với kinh tế gia đình ông thì sau khi trừ chi phí năm 2010 ông thu lãi hơn 150 triệu đồng. Hiện trang trại của ông là nơi cho nông dân các nơi tham quan học tập và tạo việc làm cho 6 lao động thường xuyên với mức lương 2 triệu /tháng.

Từ hai bàn tay trắng không có đất đai vốn luyến ông Cường đã tạo dựng được gia sản hàng tỉ đồng và con cái học thành tài, hiện hai con ông đang là giáo viên, nhà cửa khang trang đây là đều mà nhiều người nông dân khác đặc biệt là các hộ nghèo nên noi gương, để tự biết cách vươn lên không ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Vì theo tôi được biết trước kia ông Cường khi xét là hộ nghèo ông Cường không nhận sổ và đề nghị chuyển cho hộ khác.

Nói về vai trò của ông Cường nông dân sản xuất kinh doang giỏi trong việc phát động phòng trào phát triển kinh tế trên địa bàn xã Tịnh Thới nói riêng, thành phố Cao Lãnh nói chung, ông Hồ Văn Đảo, Phó Chủ tịch Hội nông dân thành phố thành phố Cao Lãnh cho biết: Trong thời gian tới, Hội nông dân sẽ kết hợp với Trạm khuyến nông thành phố Cao Lãnh đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ ông Cường và tạo điều kiện cho ông vay vốn mở rộng quy mô phát triển sản xuất để tạo địa điểm học tập mô hình cho nông dân.

Theo đánh giá của ông Cường đối với các mô hình kinh tế được triển khai hiệu quả chủ yếu là mô hình VAC, kinh tế trang trại, kinh tế vườn… Để tạo điều kiện cho người nông dân vươn lên phát triển sản xuất, thời gian qua, các cấp hội nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã phối hợp với Trạm khuyến nông tổ chức tập huấn và cung cấp cây con giống cho nông dân.

Ngoài ra, Trạm khuyến nông còn liên kết với các danh nghiệp giúp nông dân tiêu thụ nông sản đây là hướng đi đúng cần duy trì và nhân rộng.

Với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành các cấp cùng sự nỗ lực, cần cù chịu khó của người nông dân thành phố Cao Lãnh sẽ ngày càng xuất hiện nhiều gương nông dân điển hình với những mô hình kinh tế hiệu quả.


Related news

Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.

Sunday. June 23rd, 2013
Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

Sunday. June 23rd, 2013
VietGAP Cho Tôm Nước Lợ Ở Quảng Nam VietGAP Cho Tôm Nước Lợ Ở Quảng Nam

VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...

Sunday. June 23rd, 2013