Thiếu Nước Tưới, Ảnh Hưởng Tới Sản Xuất Vụ Hè - Thu
Hiện nay do hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, mực nước chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải… hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải tạm ngừng việc sản xuất vụ hè-thu.
Tại hồ thủy lợi Tân Giang mực nước chỉ còn hơn 4,8 triệu m3 nước, nên một số địa phương Nhị Hà và Phước Hà (Thuận Nam) phải điều chỉnh lại diện tích sản xuất; 2 xã là Phước Nam và Phước Ninh dừng sản xuất toàn bộ diện tích trồng lúa trong vụ hè-thu năm nay.
Ông Nguyễn Tin, Trưởng Phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Do không đủ nước tưới nên một số địa phương trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Toàn tỉnh hiện có hơn 4.100 ha đất sản xuất lúa phải ngừng sản xuất hoặc chuyển đổi sang canh tác loại cây trồng cạn. Trong đó, huyện Thuận Bắc 1.900 ha, Ninh Phước hơn 1.000 ha, Thuận Nam hơn 1.000 ha và Ninh Hải khoảng 150 ha. Chỉ một số địa phương hưởng lợi từ hệ thống kênh Nam, kênh Bắc và hệ thống Sông Pha, nhờ Nhà máy Thủy điện Đa Nhim xả nước với lưu lượng 26 m3/s, nên cơ bản đáp ứng nước tưới cho diện tích hiện đã gieo cấy.
Trước tình hình nắng hạn xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai kế hoạch chống hạn, đồng thời chỉ đạo các địa phương tìm giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với tình hình của từng địa phương, trên cơ sở đó có khuyến cáo để người dân không xuống giống ngoài kế hoạch, tránh thiệt hại.
Nhằm tiết kiệm, tránh thất thoát nguồn nước, các địa phương cũng đã tổ chức nạo vét các hệ thống kênh chính, củng cố hệ thống thủy nông nội đồng, ưu tiên nước cho những vùng sản xuất theo kế hoạch. Sở Nông nghiệp cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Trung ương kịp thời hỗ trợ kinh phí chống hạn, đồng thời hỗ trợ giống cho các vùng không sản xuất được vụ hè- thu để sản xuất vụ sau.
Related news
Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.
Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.