Thiếu Cá Tra Nguyên Liệu Đạt Chuẩn

Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Trong khi một vài doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng hoạt động do thiếu cá đạt “size” thì nguồn cá trong dân vẫn còn. Trong ảnh là nông dân Đồng Tháp đang cho cá tra ăn - Ảnh: TC.
Ông Hòe cho biết vấn đề thiếu hay thừa cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu của họ, nghĩa là nếu doanh nghiệp có đơn hàng nhiều sẽ thiếu nguyên liệu nhiều.
Ý kiến của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL, cho biết nguyên liệu thiếu do nguồn cá nuôi của họ bị hụt hoặc chưa đạt “size” để chế biến xuất khẩu, trong khi đó, họ lại thiếu vốn để mua cá trong dân.
Theo Vasep, do tình hình xuất khẩu cá tra còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với thị trường EU - thị trường nhập khẩu cá tra lớn của Việt Nam nên cả doanh nghiệp và nông dân có xu hướng kéo giảm diện tích thả nuôi hoặc chỉ thả nuôi cầm chừng.
Thống kê của Vasep cho thấy hiện có khoảng 15 - 30% diện tích ao nuôi cá tra của doanh nghiệp bị “treo”.
Ông Hòe cho biết xuất khẩu cá tra sẽ phục hồi trở lại trong quí 4 và tăng nhẹ so với quí 3. Cụ thể, ước kim ngạch xuất khẩu cá tra trong quí 4 sẽ đạt 470 triệu đô la Mỹ, tăng trên 7% so với quí 3 (gần 440 triệu đô la Mỹ), đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ, tương đương với năm 2011.
Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, trong 9 tháng đầu năm nay, thị phần xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng từ 17,2% lên gần 22% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 283 triệu đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Related news

Với 8.000 m2 đất vườn trồng vú sữa và bưởi, có lúc phải lao đao vì bệnh thối rễ do nấm bệnh tấn công, nhưng nông dân Võ Văn Bé Năm (Phú Quới, Phú Phong, Châu Thành, Tiền Giang) không chịu đầu hàng mà quyết tâm nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa trị. Kết quả vườn cây ăn trái của anh đã được phục hồi và phát triển xanh tốt, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.