Prices / Tin thủy sản

Thiết kế lắp đặt bể ương nổi

Thiết kế lắp đặt bể ương nổi
Author: Hoàng Ngân (Tổng hợp)
Publish date: Monday. June 22nd, 2020

Với nhiều lợi ích như kéo dài thời gian ương, sinh khối tôm giống cao, tránh được các tác nhân có hại từ môi trường, từ đó giảm rủi ro lây nhiễm bệnh… bể ương nổi đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong nuôi tôm.

Cấu tạo

Bể nổi lót bạt nuôi tôm có cấu tạo cơ bản gồm 1 lớp lưới, 1 lớp khung và 1 lớp bạt và thường nằm cao hơn mặt đất. Đường kính và kết cấu của bể còn tùy thuộc vào nhu cầu mà mục đích sử dụng của người nuôi. Chẳng hạn, bể có đường kính 20 m, chiều cao 1,2 m thì diện tích là 314 m2 và thể tích khoảng 377 m3. Bể nuôi nổi thông thường cấu tạo sẽ là các cây thép ghép nối lại với nhau. Bể nổi thì khối nước lớn hơn, vì vậy các cây thép sẽ hàn lại với nhau theo dạng vì để tăng phần chắc chắn cho bể. Bạt lót nên dùng HDPE dày 0,75 mm là tối ưu, có khả năng chống thấm gần như tuyệt đối, đảm bảo lượng nước giữ trong hồ luôn ổn định.

Điều kiện cần khi thiết kế

Bể nuôi được thiết kế đặc biệt với dạng tròn, dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng, diện tích 500 m2. Một số yêu cầu kỹ thuật đối với bể nuôi gồm:

• Bể ương cần được đặt trên một vị trí đất cao sao cho đáy của bể ương nổi cao hơn nước của ao nuôi để có thể sang ra ao lớn bằng hệ thống ống nước đã lắp đặt trước bằng cách vặn van xả; Nên thiết kế đường nước siphon sao cho đường ra thấp nhất nhưng vẫn cao hơn miếng ao lớn dể vừa dễ siphon và thuật tiện trong sang tôm.

• Bể ương nổi hình tròn phải có độ dốc lớn về tâm khoảng 5% để thu gom thải dễ dàng.

• Hệ thống bể ương nổi cần có bể chứa nước có thể tích tương đương. Để có thể thay cấp nước 100% khi cần, bể chứa nước luôn phải được xử lý sạch khuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn để cấp nước cho bể ương.

• Không nên sử dụng các hệ thống sục khi quá dày và mạnh, cũng không nên chạy dàn đập trong bể nuôi gây cản trở đến tỷ lệ sống và hoạt động bắt mồi của tôm nhỏ.

• Bể ương phải có mái che bằng nhựa hoặc lưới lan để giảm các tác động môi trường như mưa, nắng…

Chuẩn bị và lắp đặt

Để lắp đặt bể ương nổi dễ dàng và nhanh nhất, người nuôi có thể tham khảo hướng dẫn chuẩn bị và lắp đặt gồm các bước sau:

Chuẩn bị dụng cụ: Đối với bể D10 luppe D114 hoặc các dạng kích thước khác đều tương tự: ống D114: 2 cây; ống D27: 2 cây; co D114: 1 cây; co D27 hoặc T D27: 1 cây; Van khóa D114: 1 cây; Keo dán ống: 1 type. Lưu ý: 1 cây ống D114 dài 4 m. Nếu từ bể ra hố ga hoặc ra ao nuôi chiều dài xa thì phải cần thêm ống D114. Phải có van khóa để tiện việc siphon, thay nước. Phải chọn ống tốt của các thương hiệu nổi tiếng, uy tín không được chọn ống kém chất lượng vì dễ bị rỉ nước.

Chuẩn bị mặt bằng: Mặt bằng làm trên nền đất, cát, xi măng... làm bằng phẳng không có các vật nhọn như đá, cây, gạch vỡ... để tránh làm rách bạt; Mặt bằng làm bằng phẳng không có độ nghiêng để khi lắp bể lên, bể ko bị nghiêng sang một bên; Độ dốc từ tâm ra đến thành là 20 - 30 cm; Đường ống đào từ tâm ra hố ga hoặc ra ao nuôi trực tiếp chiều sâu là 25 - 30 cm tính từ tâm.

Các bước lắp bể:

• Bước 1: Vẽ đường tròn phù hợp với đường kính bể.

• Bước 2: Đưa hết các vật liệu lắp đặt vào trong đường kính gồm bạt, lưới, cây đứng, cây ngang...

• Bước 3: Dựng khung. Lắp cây ngang vào cây đứng. Lưu ý: Phải lắp khung bằng với đường kính đã vẽ, nếu lắp khung lớn hơn thì rất khó gập bạt vào thành.

• Bước 4: Dựng lưới. Lấy dây thừng cắt ra để cột lưới. Cột lưới vào cây đứng

• Bước 5: Lắp dây ruột gà vào lưới.

• Bước 6: Dựng bạt. Cố định phần luppe vào hệ thống ống đã chuẩn bị trước sao đó lên bạt thành.

• Bước 7: Cố định bạt thành bằng dây thừng. Không được luồn dây thừng vào cây ngang mà phải luồn vào lưới.

Một số lưu ý khi lắp đặt: Nếu cây ngang không đều nhau thì nên đo kích thước 3 cây đều nhau lắp thành một khung. Cây đứng có dây buộc, chất bám dính không sạch, chỉ cần lấy cây sắt nhọn gõ mạnh vào phần dính dây buộc hoặc để cây ngang vào dùng cây gõ mạnh; Bạt thành khó gấp là do đường kính khung lớn hơn đường kính bạt, nên khi lắp cần chú ý không lắp khung rộng hơn đường kính đã vẽ. Nếu khoảng cách bạt và khung không chênh lệch nhau nhiều thì chỉ cần đẩy đầu khung ép vào bạt là được; nếu khung và bạt chênh lệch xa nhau thì bắt buộc phải thu ngắn khung lại.  


Related news

Công nghệ sinh sản nhân tạo và ương nuôi ngao giá Công nghệ sinh sản nhân tạo và ương nuôi ngao giá

Ngao giá (Tapes dorsatus, Lamarck, 1818) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị dinh dưỡng cao, sinh trưởng nhanh

Monday. June 22nd, 2020
Tác dụng của quercetin trên cá trắm cỏ nuôi Tác dụng của quercetin trên cá trắm cỏ nuôi

Kết quả của một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội nuôi trồng thủy sản thế giới cho biết, bổ sung 0,37 g/kg quercetin

Monday. June 22nd, 2020
Sử dụng máy cho ăn tự động hiệu quả Sử dụng máy cho ăn tự động hiệu quả

Với nhiều lợi ích như giảm FCR, tôm đều cỡ, giảm công lao động, hạn chế ô nhiễm môi trường… máy cho ăn tự động đang ngày càng được sử dụng phổ biến

Monday. June 22nd, 2020