Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng
Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.
Thí nghiệm sử dụng 2 loại thuốc 920 và GA3. Ông có thể cho biết, sau đó 2 loại thuốc này sẽ được "đối xử" như thế nào?
Đợt thí nghiệm này HĐKH sẽ xem xét đánh giá vào giữa tháng 4/2008, sau đó Bộ NN- PTNT sẽ công bố chính thức kết quả. Tuy nhiên, đây là 2 loại thuốc không có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở VN nên theo Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật không được phép buôn bán, sử dụng cho dù kết quả như thế nào.
Thực hiện Công điện của Bộ trưởng, hiện Cục BVTV đang chỉ đạo hệ thống thanh tra của các Chi cục BVTV trong cả nước quyết liệt kiểm tra, xử lý nghiêm việc tàng trữ, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV cấm sử dụng, thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó có 2 loại thuốc kích thích tăng trưởng này.
Lực lượng này lại thường bán thuốc ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc, rất khó kiểm soát. Trong khi đó, mỗi trạm BVTV huyện của Chi cục BVTV chỉ có 1 cán bộ làm công tác thanh tra nên rất khó kiểm tra, kiểm soát.
Thành phần hoạt chất của 2 loại thuốc trên sẽ được công bố sau khi kết thúc đợt khảo nghiệm. Vậy trước đây, Cục BVTV có nắm được thông tin nào về 2 loại thuốc này không?
Như tôi đã nói, thuốc kích thích tăng trưởng ghi tiếng Trung Quốc (không ghi tiếng Việt) là 920 và GA3 là 2 loại thuốc không có trong danh mục được phép sử dụng. Chúng được nhập lậu qua biên giới rồi lén lút buôn bán, lưu hành ở Hà Nội, Hà Tây, TP Hồ Chí Minh, năm ngoái thanh tra các Chi cục BVTV đã thu giữ được.
Chúng tôi đã tiến hành phân tích xác định cả 2 thuốc đó bằng thiết bị sắc ký lỏng khối phổ 2 lần (LC/MS/MS) có giới hạn phát hiện đến ppt cho thấy, đều có hoạt chất là Gibberelic acid (có các đồng phân được sử dụng kích thích sinh trưởng GA3, GA4, GA7 ). Đây là hoạt chất kích thích sinh trưởng có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng với trên 20 tên thương mại do các tổ chức đăng ký (chưa kể khoảng 20 tên thương mại nữa do hỗn hợp của chúng với chất khác).
Hoạt chất Gibberelic acid thuộc nhóm Gibberellin có nguồn gốc tự nhiên, thuộc nhóm độc 3 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới- WHO (một số nước xếp vào nhóm độc khác như Mỹ xếp vào nhóm độc 4). Tuy nhiên chúng ta đang áp dụng cách phân loại của WHO. Liều gây chết trung bình (LD50) của Gibberelic acid qua miệng chuột và qua da thỏ lớn hơn 5.000mg/kg.
Gibberelic acid có khả năng kích thích sự phát triển của các bộ phận cây trên mặt đất, làm giảm quá trình phân chia tế bào, làm dài tế bào, làm tăng hormon trong cây nên kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài lóng cây hoà thảo. Nếu sử dụng Gibberelic acid với liều lượng hợp lý (theo đúng khuyến cáo) và tuân thủ quy trình kỹ thuật thì không ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, an toàn cho sử dụng mà tăng khả năng sinh trưởng cây rau, rút ngắn thời gian thu hoạch. Nhưng không có việc sau hai đến ba ngày cây rau mới trồng hoặc mới gieo hạt phun thuốc kích thích sinh trưởng mà có thể thu hoạch được như nhiều tờ báo đưa tin.
Nếu phun quá nhiều Gibberelic acid sẽ làm tăng quá trình "không bào", thân và lá dài ra, hàm lượng diệp lục giảm, rối loạn hormon trong cây rau nên cây rau sẽ dài ra, èo ợt, vàng lá…và cây rau chỉ tăng sinh khối nhưng không có chất dinh dưỡng.
Thực tế, khi phun thuốc vào cây rau ít nhất sau 2 ngày về mặt cảm quan mới thấy khác hơn so với không phun nhưng về hình thái trông vẫn bình thường, như cây rau xà lách vẫn giữ được độ cuốn của rau. Với rau được phun quá nhiều Gibberelic acid, cây rau sẽ biến dạng dài ra sau khoảng 7 ngày và không còn có được hình thái mang đặc tính của cây rau đó nữa, như rau xà lách dài ra, không cuốn.
Cũng có ý kiến cho rằng, người nông dân với mục đích bán được sản phẩm rau để thu lợi nhuận nên cố tình phun quá liều lượng quy định…
Khảo nghiệm ở miền Bắc đã tiến hành trồng cây con vào ngày 7/3 tại Châu Quỳ- Gia lâm- Hà Nội; khảo nghiệm ở miền Nam tiến hành gieo hạt sau miền Bắc một ngày (ngày 8/3) tại huyện Hóc Môn-TP Hồ Chí Minh; khảo nghiệm ở miền Trung tiến hành gieo hạt sau miền Nam một ngày (ngày 9/3) tại xã Nghĩa Dũng-TP Quảng Ngãi- tỉnh Quảng Ngãi. Dự kiến sau 15 ngày sẽ tiến hành xử lý thuốc và khoảng giữa tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng.Nếu người tiêu dùng ăn phải rau "dị dạng" do phun quá liều thuốc kích thích tăng trưởng sẽ gây độc hại gì cho sức khoẻ, thưa ông?
Bất cứ loại thuốc BVTV nào khi sử dụng quá liều vào cơ thể người đều gây độc, dĩ nhiên mức độ độc hại khác nhau tuỳ từng loại thuốc. Thuốc BVTV (trong đó có thuốc kích thích tăng trưởng) khi dùng quá liều sẽ gây rối loạn hô hấp, quang hợp, vận chuyển chất dinh dưỡng…trong cây khiến cây phát triển không bình thường.
Nếu là hoạt chất Gibberelic acid dù phun quá nhiều thì theo tôi, chúng cũng sẽ phân huỷ hết trong cây sau khoảng 3, 4 ngày kể từ khi phun, tức là dư lượng Gibberelic acid sẽ không còn, khi đó cây rau tiếp tục dài thân và lá. Theo tôi, nếu ăn loại rau đó thì không ngại độc hại do Gibberelic acid nhưng rau hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng.
Related news
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.
Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.