Prices / Tin nông nghiệp

Thí điểm cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp

Thí điểm cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp
Author: Thành Chung
Publish date: Tuesday. July 26th, 2016

Đây là báo cáo mới nhất của NHNN gửi Thủ tướng Chính phủ về tổng kết tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 14. Theo Nghị quyết này, Chính phủ giao NHNN phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ KHCN xây dựng chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, ưu tiên cho cho các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất áp dụng khoa học công nghệ cao và các mô hình liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu…

Ưu đãi các mô hình liên kết

Thực hiện Nghị quyết số 14 của Chính phủ, NHNN đã ban hành Quyết định 1050 về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp trong thời hạn 2 năm, với nhiều cơ chế cho vay đặc thù như lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1- 1,5%/năm.

Đặc biệt, NHNN cho biết trong quá trình triển khai dự án, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã áp dụng mức lãi suất thấp hơn nữa để hỗ trợ dự án với lãi suất ngắn hạn là 5,4%/năm, trung và dài hạn là 9%/năm. Những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ có thời gian vay trên 12 tháng (nhưng không quá 18 tháng), mỗi khâu (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) đều dưới 12 tháng và khách hàng cam kết trả một phần nợ sau mỗi khâu của chuỗi thì NHTM xem xét áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn. Trường hợp khách hàng không có đủ tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể cho vay không tài sản đảm bảo trên cơ sở kiểm soát dòng tiền.

Căn cứ đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố thì liên bộ đã lựa chọn 28 doanh nghiệp (DN) tại 22 tỉnh, thành phố để thực hiện 31 dự án sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Các DN này là đại diện tiêu biểu cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp (lúa gạo, nuôi trồng chế biến thủy sản, đánh bắt thu mua chế biến và tiêu thụ thủy sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chè, rau an toàn, mía đường, sản xuất mủ cao su, lạc, tinh bột sắn, ngô).

Cho vay vượt cam kết

Khi bắt đầu triển khai chương trình từ năm 2014, 8 NHTM cam kết tài trợ tín dụng cho 28 doanh nghiệp với số tiền hơn 5.627 tỷ đồng. Tới nay, các NHTM đã giải ngân cho vay 22/28 DN để thực hiện 22/31 dự án với số tiền 7.333,73 tỷ đồng, cao hơn mức cam kết 1.700 tỷ đồng do có 4 DN được liên bộ phê duyệt mở rộng quy mô sản xuất so với dự án ban đầu. Hiện dư nợ còn 915,84 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 807 tỷ đồng, dư nợ dài hạn là hơn 107 tỷ đồng.

Cụ thể, các NHTM đã giải ngân cho 10 dự án chuỗi liên kết sản xuất nông sản xuất khẩu đạt 5.767 tỷ đồng, chiếm 78,64% tổng số tiền giải ngân của chương trình; giải ngân cho 11 dự án liên kết sản xuất nông sản đạt 1.462,05 tỷ đồng, chiếm 19,94% tổng số tiền giải ngân. Còn lại là 104,3 tỷ đồng giải ngân cho 1 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 1,42% tổng số vốn giải ngân.

Đánh giá về chương trình thí điểm này, NHNN nhận định, với các NHTM đây là hình thức cho vay mới giúp ngân hàng kiểm soát dòng tiền tốt hơn thông qua cam kết của các bên trong chuỗi sản xuất và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác. Với DN đầu mối có điều kiện ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng, được đảm bảo về nguồn vốn triển khai mô hình sản xuất với lãi suất hợp lý, tăng hiệu quả kinh tế.

Đối với các hộ nông dân khi tham gia sản xuất theo chuỗi được DN bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch với giá cả ổn định, được cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp hơn thị trường, được tư vấn kỹ thuật nuôi trồng, hạn chế rủi ro dịch bệnh, thuận lợi hơn trong tiếp cận và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong nước và thế giới.

Theo NHNN, vốn tín dụng đã góp phần hoàn thiện một số mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: Mô hình đầu tư chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu Antesco ở An Giang, mô hình liên kết dọc cá tra Tafishco ở An Giang, mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu cá tra của nhóm Công ty Hùng Cá ở Đồng Tháp, mô hình liên kết sản xuất lúa- Công ty TNHH Cường Tân ở Nam Định...

Triển khai rộng rãi bảo hiểm nông nghiệp

Để thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu việc triển khai rộng rãi chính sách bảo hiểm nông nghiệp để tạo điều kiện cho ngân hàng, DN triển khai các dự án liên kết, ứng dụng công nghẹ cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, Bộ NNPTNT sớm sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.


Related news

Bùng nổ nông nghiệp, từ nhập khẩu, lần đầu tiên Nga chuyển qua xuất khẩu thịt lợn Bùng nổ nông nghiệp, từ nhập khẩu, lần đầu tiên Nga chuyển qua xuất khẩu thịt lợn

Cả ngành nông nghiệp Nga như bừng tỉnh trước cơ hội hiếm có, khi hàng nông sản nhập khẩu biến mất. Nông dân được quan tâm, nhiều nhà đầu tư quyết định đổ tiền vào. Nga đang tìm lại được động lực phát triển và sẵn sàng hướng tới vị trí của một siêu cường nông nghiệp.

Tuesday. July 26th, 2016
Heo Phú Yên bất ngờ tăng giá, người nuôi lãi 600.000 - 800.000đ/con Heo Phú Yên bất ngờ tăng giá, người nuôi lãi 600.000 - 800.000đ/con

Hơn 2 tháng nay giá heo con trên địa bàn tỉnh Phú Yên bất ngờ tăng mạnh do thương lái thu gom xuất sang Trung Quốc.

Tuesday. July 26th, 2016
Đồng bào Ca Dong hiến đất làm đẹp bản làng Đồng bào Ca Dong hiến đất làm đẹp bản làng

Chỉ riêng năm 2015, trong tổng số 46 trường hợp được UBND huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đề nghị tỉnh khen thưởng vì đã hiến đất xây dựng các công trình nông thôn mới, thì xã Sơn Bua chiếm đến 34 trường hợp.

Tuesday. July 26th, 2016