Prices / Tin thủy sản

Thay thế bột cá bằng nguồn protein khác trong thức ăn thủy sản

Thay thế bột cá bằng nguồn protein khác trong thức ăn thủy sản
Author: Thảo Nguyễn (lược dịch) - The Forbes
Publish date: Tuesday. November 19th, 2019

Sử dụng thực phẩm bền vững đang trở thành xu thế tiêu dùng hiện nay. Trong khi người tiêu dùng lo lắng về tính bền vững của thực phẩm do ngành chăn nuôi cung cấp thì các sản phẩm thủy sản được xem là sự chọn tối ưu. Tuy nhiên, sự thật là ngành nuôi trồng thủy sản vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của thực phẩm theo hướng bền vững. Trữ lượng các loài cá nhỏ ngoài tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá mức để sản xuất thức ăn thủy sản. Hiện nay, các nghiên cứu thay thế bột cá bằng nguồn protein khác đã tìm ra được nhiều nguồn protein thay thế có thể sử dụng trong thực tế sản xuất.

Protein từ đậu nành được hy vọng có thể thay thế bột cá

Quỹ đầu tư X (X-Prize) trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

F3 (Future of Fish Feed) là sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học và một số tổ chức tư nhân gồm Đại học Arizona và Quỹ X-Prize để tìm ra nguồn protein mới thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản.

Nguồn cung cấp bột cá và dầu cá hiện nay phần lớn là từ các loài cá nhỏ được đánh bắt từ tự nhiên như cá cơm, cá mòi và cá mòi dầu. Theo FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 47% sản lượng toàn ngành thủy sản (2016), vì vậy nhu cầu sử dụng bột cá trong thức ăn thủy sản tăng nhanh là điều tất yếu, từ đó dẫn đến 2 vấn đề là giá bột cá tăng và gây cạn kiệt trữ lượng cá nhỏ trong tự nhiên.

Mới đây, F3 đã tổ chức cuộc thi F3 Challenge lần thứ 3 nhằm khuyến khích các công ty thức ăn thủy sản nghiên cứu, sản xuất và bán ra thị trường các loại thức ăn không sử dụng nguồn protein từ cá. Cuộc thi tập trung chủ yếu vào những loài thủy sản ăn động vật như: cá hồi, tôm, cá ngừ, cá tuyết. Nguồn thay thế bột cá trong cuộc thi chủ yếu bao gồm: thực vật, côn trùng, tảo và vi khuẩn. Theo F3, số lượng thức ăn thủy sản không sử dụng nguyên liệu từ cá được bán ra trong cuộc thi đã cứu 100 triệu con cá từ tự nhiên thoát khỏi số phận phải làm thức ăn cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Thức ăn thủy sản dùng protein thay thế cần được nhân rộng

Cuộc thi F3 Chanllenge đã làm bùng nổ cuộc tranh cãi gay gắt giữa các tổ chức ở Mỹ. Một số tổ chức phản đối gay gắt hướng định hướng của F3. Trong đó Marine Ingredient Organization (IFFO) cho rằng việc sử dụng những nguồn nguyên liệu mới, nhất là sự phối trộn các nguyên liệu này với nhau có thể gây nên các tác hại trong tương lai mà F3 cũng như các công ty phát triển sản phẩm không thể lường trước được. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Đoàn Ủy nhiệm Quản trị khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA), Tổ chức Lương thức và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) lại cho rằng việc thay thế bột cá bằng các loại nguyên liệu khác sẽ mở ra lối thoát cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản và góp phần bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên.

Đối với vấn đề nguồn lợi thủy sản, các loài cá nhỏ bị khai thác để làm bột cá chắc chắn sẽ dần cạn kiệt trong tương lai, từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các loài cá săn mồi dùng cá nhỏ làm thức ăn. Theo một nghiên cứu, nếu các loài cá nhỏ tiếp tục bị khai thác như hiện nay thì trữ lượng loài có thể sẽ đạt đến giới hạn sinh thái vào năm 2037. Điều này có nghĩa là các loài cá đang bị khai thác làm bột cá và các loài các trong chuỗi thức ăn đều sẽ cạn kiệt.

Ở khía cạnh của ngành sản xuất thức ăn thủy sản, trong những năm gần đây sự tăng nhanh nhu cầu sử dụng bột cá song song với sự giảm sút nguồn nguyên liệu đã khiến ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản nhiều lần cảnh báo nguy cơ thiếu thức ăn phục vụ sản xuất trong tương lai.

Hiện tại, việc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm trong ngành chế biến cá cũng đang giảm gánh nặng lên việc khai thác các loài cá nhỏ. Dù chúng ta chấp nhận việc thay thế hoàn toàn bột cá và dầu cá đánh bắt từ tự nhiên để sản xuất thức ăn thủy sản là điều không thể, nhưng những thành công trong việc nghiên cứu sử dụng tảo, men, đậu nành và protein từ côn trùng để thay thế cho bột cá đang mang lại hy vọng mở ra một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trong tương lai.


Related news

Povidone Iodine trong nuôi thủy sản Povidone Iodine trong nuôi thủy sản

Povidone Iodine (PVP-I) là một hợp chất iodophor hữu cơ bền vững. PVP-I cấu tạo từ phức chất của iodine (I2) với dung môi hòa tan hay chất mang Polyvinyl

Tuesday. November 19th, 2019
Kinh nghiệm nuôi tôm sạch ở Sóc Trăng Kinh nghiệm nuôi tôm sạch ở Sóc Trăng

Kinh nghiệm từ mô hình nuôi ao nổi cũng là cách phòng bệnh tốt vì đáy ao nuôi luôn sạch, vừa tiết kiệm được năng lượng, tăng oxy hòa tan.

Tuesday. November 19th, 2019
Công nghệ Biofloc kích thích phản ứng miễn dịch ở tôm nuôi Công nghệ Biofloc kích thích phản ứng miễn dịch ở tôm nuôi

Sử dụng nguồn protein đơn bào, như những hạt flocs, biofloc đơn giản thay thế protein trong thức ăn tôm sau đó đánh giá các thông số tăng trưởng và miễn dịch

Tuesday. November 19th, 2019