Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.
Ấp 6 và ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học. Tại đây có 17 hộ dân được trợ giúp 3.500 con vịt giống sạch bệnh, cùng với hỗ trợ 30% thức ăn, thuốc sát trùng và tập huấn chuyển giao kỹ thuật: Nuôi úm, cách cho ăn, uống và thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh, sát trùng chuồng trại định kỳ... Qua gần 2 tháng thả nuôi, vịt đạt trọng lượng bình quân 3,1 kg/con, tỷ lệ nuôi sống toàn đàn trên 95%, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,8 kg, trừ chi phí mỗi con lãi trên 23.600 đồng.
Các đại biểu đã trao đổi và nhất trí đánh giá mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học đạt hiệu quả kinh tế cao, thích nghi với điều kiện thời tiết của địa phương, cho ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mô hình đã làm thay đổi dần từ hình thức nuôi vịt thả lan chạy đồng dễ lây lan dịch bện sang chăn nuôi tập trung, quản lý được dịch bệnh. Đây sẽ là cơ sở để thành phố Cà Mau nhân rộng trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là trong lúc bệnh cúm gia cầm (H5N1) đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay.
Related news

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.