Giá / Mô hình kinh tế

Thanh Long Thành Cây Làm Giàu Ở Bình Thuận

Thanh Long Thành Cây Làm Giàu Ở Bình Thuận
Tác giả: 
Ngày đăng: 26/04/2012

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Bình Thuận hiện có 18.600ha trồng thanh long, mỗi năm cho 400.000 tấn trái. Để thanh long thật sự “lên đời”, xứng danh là một loại đặc sản của tỉnh, Bình Thuận đã sớm chú ý xây dựng thương hiệu cho loại trái cây này. Giữa tháng 11.2006, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) đã cấp đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa thanh long Bình Thuận, loại trái cây này đã được xác định là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên phạm vi toàn quốc.

Từ đầu năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận được Sở NNPTNT tỉnh giao nhiệm vụ triển khai và tổ chức chứng nhận việc thực hành sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh đã có đã có hơn 200 tổ hợp tác và 5.200 hộ sản xuất thanh long được cấp chứng nhận sản phẩm theo VietGAP với diện tích hơn 5.300ha, và trong năm 2012 này sẽ thêm 2.000ha nữa. Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ vừa cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền trên toàn nước Mỹ trong vòng 10 năm cho sản phẩm trái thanh long Bình Thuận. “Nếu không có gì trở ngại, vào quý IV/2012, đoàn giao thương của tỉnh sẽ lên đường sang Mỹ để mở rộng thị trường xuất khẩu, với mục tiêu tăng 20% theo từng năm” - ông Nguyễn Ngọc Hai - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết.

Với những nỗ lực xây dựng thương hiệu như thế, thanh long đã thực sự trở thành cây làm giàu cho người nông dân nơi đây. Hiện nay, các hộ nông dân có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm từ thanh long đã là “chuyện thường” ở các vùng chuyên canh cây thanh long trong tỉnh.

Có hộ thu được đến 250 triệu đồng chỉ bằng một đợt thu hoạch như gia đình anh Nguyễn Duy Toàn ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Với gần 1.400 trụ thanh long, cuối năm rồi gia đình anh Toàn thu hơn 30 tấn quả, trừ hết chi phí còn dư tới 250 triệu đồng. Hay trang trại thanh long 4ha của ông Lê Mạnh Hùng ở thị trấn Thuận Nam với 3.700 trụ thanh long chong đèn nghịch vụ mỗi năm mang lại nguồn thu hơn 1 tỷ đồng. Cuộc sống của gia đình ông nhờ đó sung túc hơn, con cái học hành đỗ đạt.

Có thể bạn quan tâm

Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.

26/04/2012
Nông Dân Liên Kết Trong Chăn Nuôi Nông Dân Liên Kết Trong Chăn Nuôi

Nhờ mạnh dạn liên kết làm ăn theo mô hình Câu lạc bộ (CLB) mà thời gian qua, nông dân thôn An Tỉnh, xã Đức Thắng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) không chỉ "né" được những rủi ro, nâng cao chỉ số lợi nhuận mà còn tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển chăn nuôi ở địa phương.

26/04/2012
Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo

Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.

26/04/2012