Thành Công Từ Mô Hình Trang Trại Tổng Hợp

Anh Nguyễn Đức Thịnh là hội viên nông dân chi hội thôn Bắc Song, xã Đông Hà huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đã nhiều năm liền, anh Thịnh được suy tôn là nông dân tiêu biểu của xã, của huyện, của tỉnh bởi thành tích gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Gia đình anh Thịnh có trang trại rộng 2.500 m2 với vốn đầu tư trên 700 triệu đồng. Là người năng động, lại chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, những năm qua anh đã áp dụng thành công mô hình trang trại tổng hợp: lợn, gà, cá, cây trong kế hoạch phát triển sản xuất của trang trại mình.
Tìm hiểu về kết quả chăn nuôi cụ thể của từng mô hình trong trang trại, anh Thịnh cho biết: anh thường xuyên duy trì nuôi 5 lợn nái và 100 lợn thịt. Tính toán chi li tiền giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc và khấu hao chuồng trại tổng chi hết khoảng 185 triệu đồng.
Đàn lợn nhà anh thường đạt mức tăng trưởng bình quân 20kg/con/thánángau bốn tháng từ 100 con anh có 8000 kg lợn hơi. Nếu giá trung bình thời điểm bán khoảng 25.000 một kg lợn hơi, anh có 200 triệu đồng. Như vậy một năm anh thu từ lợn thịt và lợn nái khoảng 55 triệu đồng. Đối với đối tượng nuôi là gà ta thả vườn, anh luôn duy trì ở mức 500 con với thời gian nuôi một lứa 4 tháng, một năm ba lứa.
Hạch toán thu lãi ba lứa gà một năm cũng khoảng 55 triệu đồng. Với diện tích ao 750m2 và thuận lợn là nguồn nước luôn lưu thông, tận dụng được lượng thức ăn từ phân gà, lợn anh thường thả các giống cá truyền thống, thu lãi khoảng 6 triệu một năm.
Riêng mô hình cây ăn quả, anh chú trọng bởi xác định ngoài làm hàng hoá, cây xanh có tác dụng tạo môi trường xanh, râm mát cho trang trại. Anh đầu tư trồng 12 cây vải thiều, 20 cây bưởi diễn, 50 cây hoè. Hàng năm thu lợi khoảng 6 triệu đồng. Như vậy nhẩm tính thu từ trang trại tổng hợp của trang trại, anh Thịnh mỗi năm thu lãi khoảng 120 triệu đồng.
Anh Thịnh cho biết, có nguồn thu từ trang trại, kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Anh có tiền nuôi hai con ăn học đại học chu đáo, nay đã ra trường có việc làm và thu nhập ổn định. Ngoài ra anh còn xây được căn nhà kiên cố hai tầng với diện tích 140m2 và sắm được đầy đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại.
Anh Thịnh chia sẻ, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại, anh tích cực học hỏi tích luỹ kinh nghiệm qua các buổi tham quan trang trại trong ngoài tỉnh; qua tìm đến các nhà khoa học học hỏi và xin giúp đỡ về kỹ thuật. Anh rất mong được trao đổi và tăng cường học tập với các chủ trang trại khác.
Anh cũng hứa sẵn sàng chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm, tư vấn và tạo điều kiện tốt nhất giúp các hội viên nông dân trong tỉnh có nhu cầu mở rộng sản xuất để cùng tạo ra nhiều trang trại làm ăn hiệu quả, góp phần khẳng định đường chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện nông dân, nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, nhiều vườn đu đủ của nông dân xã Đá Bạc (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu) đã bị nhiễm bệnh “khảm vàng” với tốc độ lây lan nhanh, làm năng suất thu hoạch giảm mạnh.

Những tháng đầu năm diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng ở Bình Thuận gần 2.400 lượt ha. Nhờ tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nên đến cuối tháng 5 giảm còn 44 ha. Tuy vậy vào tháng 6 do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh đốm trắng trên cây thanh long có chiều hướng phát triển, diện tích bị nhiễm thêm 94 ha, nâng tổng số nhiễm bệnh đến nay trên cây thanh long toàn tỉnh là 144 ha.

Nông dân Lê Văn Chơn (31 tuổi) ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) cho biết, tận dụng ao nuôi cá tra bỏ trống (khoảng 5.000m2), ông chuyển sang mô hình nuôi trứng nước.