Giá / Mô hình kinh tế

Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm

Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm
Tác giả: 
Ngày đăng: 16/09/2013

Thành phố Vinh có diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ khoảng 136 ha, trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú và nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện nay do tình hình thời tiết thay đổi bất thường dẫn đến dịch bệnh trên tôm xảy ra thường xuyên.

Với mục đích đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ và thay thế cho tôm nuôi ở những vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh hoặc nuôi tôm kém hiệu quả. Năm 2013, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông TP. Vinh đã xây dựng mô hình “Nuôi cua thương phẩm” nhằm chuyển đổi những vùng nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cua, để nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản.

Đây là mô hình nuôi mới nên việc chuẩn bị chọn địa điểm, chọn hộ nông dân tham gia trình diễn được Trạm Khuyến nông TP. Vinh phối hợp chặt chẽ với UBND xã tổ chức họp dân công khai, dân chủ để chọn ra chủ hộ phải là người có kinh nghiệm, có tiềm năng về tài chính, nhiệt huyết trong công việc, dám đầu tư để nuôi thử nghiệm đối tượng mới. Qua đó, Trạm Khuyến nông đã thống nhất chọn hộ bà Đinh Thị Tân (xã Hưng hòa - TP. Vinh) với quy mô: 5.000m2 để triển khai.

Thời gian đầu mới triển khai mô hình, thời tiết thay đổi thất thường, nguồn nước lấy vào ao nuôi phụ thuộc vào tự nhiên; giá thức ăn, vật tư và thuốc thú y tăng cao nên cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cua nuôi.

Mặc dù vậy, với sự chỉ đạo kịp thời của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cán bộ kỹ thuật Trạm khuyến nông và hộ dân tham gia mô hình tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, chăm sóc, quản lý cho đến các biện pháp phòng bệnh cho cua. Nhờ đó kết quả đạt được tỷ lệ sống khá (62%), cỡ cua đạt 3 - 4 con/kg, năng suất thu hoạch cao đạt 1.92 tấn/ha.

Sau 5 tháng nuôi, trên diện tích 5.000m2 ao, số giống thả là 5.000 con, kích cỡ cua ≥ 2cm/con, chủ hộ đã thu được 3.250 con cua thương phẩm, cỡ bình quân 300g/con, sản lượng 975 kg, với giá bán bình quân 200.000 đồng/kg, số tiền thu về là 195 triệu đồng, và lợi nhuận sau khi trừ các chi phí đầu vào có lãi ròng hơn 97 triệu đồng.

Để đạt được hiệu quả cao từ mô hình, bà Tân cho biết: Trước hết, phải cải tạo ao đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, chọn con giống đảm bảo chất lượng tốt để đạt được tỷ lệ sống cao, tránh hao hụt, cỡ cua giống thả ban đầu phải ≥ 2cm/con, mật độ thả phù hợp nhất là 1 con/m2, thời vụ nên thả nuôi vào tháng 3 - 5 kéo dài đến tháng 7 - 8.

Thức ăn hàng ngày của cua chủ yếu là cá tạp và phải chủ động giữ được thức ăn tươi sống, môi trường ao nuôi phải trong sạch, không để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm, thường xuyên vệ sinh đáy ao để loại bỏ thức ăn thừa thối rữa, nên thay nước theo thuỷ triều để đảm bảo môi trường ao nuôi trong sạch và kích thích cua bắt mồi và lột xác giúp cua sinh trưởng, phát triển nhanh, đem lại hiệu quả cao nhất cho người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tập Trung Phát Triển Vùng Chuyên Canh Thủy Sản Tập Trung Phát Triển Vùng Chuyên Canh Thủy Sản

Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).

16/09/2013
Phải Chủ Động Giảm Diện Tích Đất Lúa Phải Chủ Động Giảm Diện Tích Đất Lúa

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, việc ND trả lại ruộng là cực chẳng đã và để giải quyết việc này, chúng ta phải chủ động giảm diện tích đất lúa xuống.

16/09/2013
Ngành Chăn Nuôi Lại Lao Đao Ngành Chăn Nuôi Lại Lao Đao

Trên thị trường giá thực phẩm tiếp tục giảm, trong khi giá "đầu vào" vẫn tăng, khiến cho các hộ chăn nuôi lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.

16/09/2013