Giá / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/01/2012

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

Mấy năm nay gia đình anh Luân nhờ trồng hoa màu mà thoát nghèo và anh Luân có thời gian tham gia công tác ở ấp”, Ông Nguyễn Thành Tâm, Trưởng ấp 17 cho biết.

Ông Luân quê ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, vào định cư ở ấp 17, xã Khánh Thuận đã hơn 20 năm nay. Trước kia, nơi đây thuộc Công ty Lâm nghiệp Sông Trẹm quản lý. Cũng như nhiều hộ khác, ở quê không đất sản xuất nên khi đến đây ông Luân được cấp đất ở và đất sản xuất.

Do không có vốn, phải tự khai phá vùng rừng rậm thành đất sản xuất nên những năm đầu cuộc sống gia đình ông rất cơ cực. Không nản chí, ông cùng gia đình quyết bám trụ lại vùng đất mới này để ổn định cuộc sốngBan đầu, thu nhập từ mấy công đất ruộng không đủ để nuôi gia đình gần chục miệng ăn. Thấy bờ kinh xáng bỏ không, ông thử trồng dưa leo. Vụ đầu do chưa có kinh nghiệm nên chỉ gỡ lại được vốn. Vụ dưa thứ hai đã đem về cho gia đình ông chút lãi kha khá.
Từ đó đến nay, ông Luân tiếp tục trồng hoa màu và thu nhập mỗi năm trên 40 triệu đồng. Một năm ông Luân trồng nhiều vụ hoa màu như: dưa leo, bắp, khổ qua và đu đủ. Ông Luân tiết lộ kinh nghiệm: “Trồng hoa màu phải luân phiên theo vụ.

Nếu trồng một thứ hoài đất sẽ bị bạc màu và nhiễm sâu bệnh. Trồng luân phiên như vậy, vừa cải tạo đất vừa hạn chế sâu bệnh gây hại”.

Hiện nay, mỗi ngày ông Luân thu hoạch vụ dưa leo, thu về khoảng 500.000 đồng. Ông dự tính sẽ tiếp tục trồng khổ qua sau vụ dưa leo này bằng màng phủ nông nghiệp.

Ông Luân hiện còn là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 17. Ông được phân công giúp đỡ 2 hộ nghèo trong ấp. Ông Luân tâm sự: “Cùng cảnh ngộ như trước đây nên khi vận động bà con rất dễ đồng cảm. Từ mặc cảm cái nghèo, những hộ này đã chí thú làm ăn bằng nhiều nghề. Hiện nay 2 hộ này đã có cuộc sống ổn định”.

Từ nghèo khó, phấn đấu thoát nghèo và giờ đây là Chi hội trưởng nông dân, ông Luân vẫn còn nhiều dự định mở rộng mô hình sản xuất như: thí điểm sản xuất bằng giống lúa cấp xác nhận, phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân trong ấp./


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Bò Vàng Thuần Chủng - Mở Hướng Thoát Nghèo Cho Nông Dân Mô Hình Nuôi Bò Vàng Thuần Chủng - Mở Hướng Thoát Nghèo Cho Nông Dân

116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.

12/01/2012
Giá Lúa Tăng Nông Dân Vẫn Thiệt Giá Lúa Tăng Nông Dân Vẫn Thiệt

Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.

12/01/2012
Trồng Nhãn Chín Muộn Ở Hà Nội Thuận Lợi Đầu Ra Trồng Nhãn Chín Muộn Ở Hà Nội Thuận Lợi Đầu Ra

Hiện nay, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đẩy mạnh việc ứng dụng và trồng nhãn chín muộn với thời gian chín muộn hơn nhãn chính vụ 1 tháng, qua đó giá trị đã được nâng lên rõ rệt.

12/01/2012