Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang
Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.
Thực hiện Chương trình thâm canh theo tiêu chí VietGAP, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phối hợp cùng ngành Nông nghiệp triển khai nhiều hoạt động: Xây dựng tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm, đầu tư làm nhà sơ chế trái cây, ứng dụng khoa học công nghệ phòng chống sâu bệnh cho vườn trồng chuyên canh mãng cầu xiêm nhằm tăng năng suất, sản lượng, phẩm chất trái cây; biện pháp bảo quản trước trong và sau thu hoạch; kiến thiết hạ tầng nông thôn vùng chuyên canh,...
Trong khuôn khổ chương trình, Viện đã triển khai đề tài nghiên cứu phòng trị bệnh khô cành thối rễ trên cây mãng cầu xiêm, đầu tư kiện toàn hệ thống thủy nông phục vụ sản xuất với tổng kinh phí hàng tỉ đồng.
Trong năm 2013, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiếp tục hỗ trợ huyện Tân Phú Đông nâng chất lượng hoạt động của Tổ hợp tác trồng chuyên canh mãng cầu xiêm Tân Phú (xã Tân Phú), cất nhà sơ chế đóng gói nông sản, thí điểm mô hình phòng trừ rệp sáp trên mãng cầu xiêm, tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí trồng và thâm canh mãng cầu xiêm theo tiêu chí VietGAP đến tận hộ nông dân. Hiện huyện Tân Phú Đông trồng mãng cầu xiêm gần 400 ha, tập trung tại các xã Tân Thạnh, Tân Phú, Tân Thới,... Với năng suất bình quân từ 15 - 17 tấn/ha, mỗi ha trồng mãng cầu xiêm cho nông dân nguồn lợi hàng trăm triệu đồng.
Related news
Chị Mấu Thị Bình là một trong những người phụ nữ Raglai tiêu biểu ở thôn Nha Húi biết cách làm ăn vượt khó thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tại Tp Bạc Liêu ngày 05/11 vừa qua.
Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.