Prices / Tin thủy sản

Tăng truy xuất nguồn gốc cho thủy sản xuất khẩu

Tăng truy xuất nguồn gốc cho thủy sản xuất khẩu
Author: Nguyễn Anh
Publish date: Thursday. June 20th, 2019

Mặc dù được kiểm soát gắt gao, thế nhưng vẫn không tránh khỏi việc nhiều sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị một số thị trường cảnh báo và trả về, gây nên những hệ lụy không nhỏ. Để giải quyết tình trạng này, yêu cầu tuy xuất nguồn gốc càng đặt nên cấp bách.

Châu Âu ngày càng quan tâm đến công nghệ truy xuất nguồn gốc 

Báo động và hệ lụy

Xuất khẩu vào EU đang trở thành một vấn đề rất lớn của ngành thủy sản Việt Nam, ngoài vấn đề “thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác thì việc các nhà xuất khẩu Việt Nam bị thị trường này trả về nhiều sản phẩm nuôi trồng cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng sản phẩm.

Lo ngại lớn của các nhà nhập khẩu châu Âu là một số sản phẩm từ Việt Nam không đạt tiêu chuẩn về hóa học, sinh học. Đặc biệt là vi phạm chỉ số an toàn về kim loại nặng. Năm 2016, số lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo mất ATTP là 128 lô; năm 2017 là 125 lô. Trong năm 2018, đã có khoảng 80 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Số lượng hàng bị trả về gấp đôi trong năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu do các lô hàng này có chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm; chỉ tiêu vi phạm chủ yếu là kim loại nặng (Cd, Hg), Histamin, vi sinh vật như TPC, Coliforms. Điển hình, năm 2017, số lô hàng thủy sản Việt Nam bị phát hiện chất ô nhiễm (kim loại nặng như thủy ngân, cadmium) vượt mức giới hạn tối đa cho phép đã gia tăng đột biến, đặc biệt là EU tăng gấp 2 lần so năm 2016, tăng gấp 6 lần so năm 2015…

Việc Hệ thống Cảnh báo nhanh của EU thông báo 9 lô hàng thủy sản bị từ chối hoặc giám sát tại EU đầu năm 2019 lại tiếp tục gióng lên hồi chuông về vấn đề uy tín và vị thế của thủy sản Việt Nam tại châu Âu. Mặc dù có ý kiến cho rằng, trong việc xuất khẩu thủy sản, khó có nước nào không bị cảnh báo và trả về một số lô hàng, song với tình hình hàng bị trả về ngày càng nhiều. Năm 2018, Chính phủ đã phải áp dụng một số biện pháp quyết liệt nhằm tăng uy tín và vị thế thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó đề cao vấn đề chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Đầu năm 2019, thị trường Bỉ từ chối một lô hàng cá da trơn đông lạnh của Việt Nam; Áo, Thụy Sĩ và Na Uy đưa sản phẩm cá tra fillet, tôm và cá rô phi đông lạnh của Việt Nam vào diện giám sát với mức độ cảnh báo “chưa nghiêm trọng”; Pháp cảnh báo 1 lô hàng nhiễm chất cấm nghiêm trọng với một lô cá ngừ từ Việt Nam. Cùng với việc thủy sản Việt vẫn chưa gỡ được “thẻ vàng” vào EU, rõ ràng việc nhiều nước EU đồng loạt từ chối và cảnh báo sản phẩm thủy sản Việt Nam sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu thủy sản Việt Nam tại EU. Chúng ta còn nhớ, khủng hoảng về thương hiệu từng xảy ra tại thị trường EU khi cá tra bị bôi nhọ, khiến xuất khẩu cá tra hết sức khó khăn. Rõ ràng, bài toán xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam tại EU vẫn còn gặp nhiều thử thách.

Đề cao yếu tố chất lượng

Các chuyên gia từ châu Âu trong các hội thảo quốc tế tại Việt Nam đều cho rằng, có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng thủy sản Việt bị trả về ngày càng nhiều. Một là người dân châu Âu ngày càng quan tâm đến công nghệ truy xuất nguồn gốc, yêu cầu cao đối với sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam không có vùng nuôi, hoặc vùng nuôi nhỏ bé, dẫn đến việc thu mua tôm, cá nguyên liệu trôi nổi trên thị trường dẫn đến lượng không đồng đều. Thêm nữa, đó là ngành nuôi trồng Việt Nam ngày nay không chỉ sản xuất phục vụ cho thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật… như thời kỳ trước đây, mà còn xuất khẩu đi Trung Quốc và nhiều nước khác, với những tiêu chuẩn không tương đồng. Điều này làm dấy lên lo ngại về chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cũng cho rằng, việc kiểm tra tất cả các sản phẩm là rất khó khăn, vì doanh nghiệp thu mua tôm, cá… từ nhiều ao nuôi khác nhau; trong khi, công tác kiểm tra chỉ là kiểm tra xác suất, không thể kiểm tra hết từng con tôm, cá. Do vậy, vẫn có lô hàng tồn dư kháng sinh…

Theo các chuyên gia, giải pháp để tạo niềm tin cho thị trường EU đó là đề cao yếu tố chất lượng, tính khoa học trong tổ chức nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Trong đó, vấn đề xây dựng các vùng nuôi trồng chất lượng, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu theo chuỗi truy xuất nguồn gốc là chìa khóa thành công của nhiều sản phẩm trên thế giới khi xuất khẩu vào EU. EU được xem là một thị trường quan trọng của Việt Nam, vì đây là một khối thị trường thống nhất gồm nhiều quốc gia và có rất nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe. Việc chinh phục thị trường EU chính là một cách tạo dựng uy tín thương hiệu cho sản phẩm Việt.

Trong giai đoạn những năm 2002 - 2013, Việt Nam là nước đứng đầu danh sách các nước bị EU từ chối nhập khẩu 40% sản lượng; tiếp đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan.


Related news

Thị trường hưng thịnh cho cá tra fillet Việt Nam tại Trung Quốc Thị trường hưng thịnh cho cá tra fillet Việt Nam tại Trung Quốc

Việt Nam đang thuyết phục Trung Quốc mua cá tra fillet với doanh số bán hàng có xu hướng tăng trưởng tại các thành phố lớn như Bắc Kinh

Thursday. June 20th, 2019
Tìm kiếm cơ hội hợp tác từ Na Uy Tìm kiếm cơ hội hợp tác từ Na Uy

Tìm hiểu ngành thủy sản Na Uy - một trong những quốc gia đi đầu về đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản.

Thursday. June 20th, 2019
Để con tôm chiếm lĩnh thị trường Để con tôm chiếm lĩnh thị trường

Các chuyên gia cho biết, năm nay một số cường quốc tôm như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan đều tăng cung nên nguồn tôm thị trường thế giới khả năng cao hơn

Thursday. June 20th, 2019