Tăng Cường Kiểm Tra Việc Sử Dụng Lưới Lồng Trong Khai Thác Thủy Sản

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.
Loại phương tiện này có xuất xứ từ Trung Quốc với mắt lưới khá nhỏ, khi sử dụng làm cho nguồn lợi thủy sản trên các đầm, phá, sông, lạch bị cạn kiệt. Tuy nhiên, do chưa có quy định cấm sử dụng nên rất khó cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc xử phạt các trường hợp vi phạm.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định đã đề xuất với Thanh tra Sở NN-PTNT kiến nghị UBND tỉnh ban hành quy định xử lý. Đồng thời, đã tổ chức nhiều buổi họp dân tại các xã Mỹ Châu (Phù Mỹ), Phước Sơn (Tuy Phước) và phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) tuyên truyền về những hệ lụy khi sử dụng lưới lồng khai thác thủy sản.
Related news

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.