Tăng Cường Kiểm Soát An Toàn Thực Phẩm Gạo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, giá đậu trên thị trường.
Trước thông tin một số cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất cấm với mục đích chống mốc, làm trắng gạo, tạo hương thơm cho gạo, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, giá đậu trên thị trường.
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu, tổ chức triển khai các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo, giá đậu, đặc biệt là việc sử dụng các loại hóa chất cấm trong chế biến, bảo quản thực phẩm như chất làm trắng, chất tạo hương, chất kích thích tăng trưởng. Phát hiện và xử lý kiên quyết các vi phạm an toàn thực phẩm, công khai các vi phạm này.
Related news

Năm 2011, huyện Thông Nông triển khai thực hiện mô hình trồng giống lúa chất lượng cao ĐS1, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. ĐS1 là giống lúa thuần, phù hợp với cơ cấu lúa vụ xuân và vụ mùa, chất lượng gạo ngon, giá bán trên thị trường cao hơn so với các loại gạo giống lúa lai khác.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện các tỉnh phía Nam có nhiều diện tích cây ăn trái như dừa, bưởi… đang đối diện với dịch bệnh đục trái. Đây là loại dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam bị cấm xuất rau, trái sang một số thị trường trong một thời gian dài.

Khoảng giữa tháng 4 đến nay, cá, tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra dịch bệnh và chết, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng; khiến hàng trăm hộ nuôi ăn không ngon ngủ không yên.