Prices / Tin thủy sản

Tác động của rong biển đỏ đến khí metan chăn nuôi

Tác động của rong biển đỏ đến khí metan chăn nuôi
Author: Triệu
Publish date: Thursday. July 2nd, 2020

Chỉ có 3 đến 4 loài rong biển có thể làm giảm hàm lượng khí metan hơn 55%, trong đó có 2 loài rong biển đỏ.

Rong biển đỏ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi giúp giảm khí metan đáng kể.

Phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống hiện đang là xu hướng tất yếu của toàn thế giới. Trong chăn nuôi, đặc biệt là các loại động vật nhai lại như cừu, bò, dê và gia súc thải ra môi trường một lượng lớn khí metan – khí gây hiệu ứng nhà kính tương tự CO2. Từ thực tế ấy đã phát triển kỹ thuật sản xuất rong biển đỏ Asparagopsis, đây là là loại rong biển giúp làm giảm nhanh chóng lượng khí metan và cải thiện năng suất vật nuôi đáng kể.

Tiềm năng giảm thiểu khí metan bằng rong biển Asparagopsis là rất lớn, mặc dù loại rong này thuộc loại rất khó trồng. Bên cạnh đó, một vấn đề cần được quan tâm khác là làm sao để đáp ứng đủ lượng rong biển đỏ cho nhu cầu của toàn thế giới.

Ban đầu, nghiên cứu dựa trên việc trồng rong biển đỏ chung với việc nuôi cá trong hệ thống tuần hoàn khép kín RAS. Nhưng đã không thành công trong việc nuôi 2 loài song song với nhau. Tiếp đó tại Phòng thí nghiệm năng lượng tự nhiên của cơ quan Hawai (NELHA), nghiên cứu tiếp tục được thực hiện dưới hình thức nuôi riêng và sử dụng nguồn nước thải từ trại cá và tôm để trồng rong. Tại đây, sử dụng hệ thống nước chảy ngoài trời, tận dụng chu kì quang quanh năm để phát triển rong đỏ.

Vậy thách thức chính của hoạt động này là gì?

Công việc được ưu tiên hàng đầu lúc này là phát triển giao thức và tối ưu quá trình xử lí. Đã có một loạt các thí nghiệm lặp đi lặp lại trong phòng thí nghiệm để kiểm tra thông số nào là tốt nhất cho việc nuôi trồng rong biển đỏ. Bắt đầu bằng các thí nghiệm đơn biến và kết hợp lại để thành thực nghiệm đa biến với các thông số khác nhau. Sau đó chúng sẽ được áp dụng trên môi trường thực tiễn.

Để sản xuất rong biển Asparagopsis có hiệu quả kinh tế thì thực nghiệm cần đạt tỉ lệ tăng trưởng 10% mỗi ngày. Và để làm được điều đó yêu cầu cần có sự cân bằng giữa các đơn biến khác nhau và phát triển công nghệ nuôi mới trong quá trình nuôi là điêu cần thiết.

Cần sản xuất bao nhiêu rong biển để có thể trở thành một loại thức ăn bổ sung rộng rãi?

Những thí nghiệm đầu tiên được thực hiện trong chăn nuôi cừu, chỉ 6g Asparagopsis một ngày đã có thể giảm lượng khí metan, trong khi đó một còn bò sữa cần khoảng 100g.

Thức ăn bổ sung được chế biến sẵn phụ thuộc vào nồng độ hoạt chất có sẵn trong rong biển đỏ. Việc cần làm là làm sao sản xuất rong đỏ với nồng độ hoạt chất cao hơn. Nếu chúng ta có thể sản xuất rong đỏ có hàm lượng gấp đôi hoạt chất thì điều này có nghĩa là chúng ta chỉ cần sản xuất một nữa năng suất hiện tại vẫn đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường.

Đây là hướng đi mới trong lĩnh vực thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản, các nhà sản xuất hữu cơ sẽ đạt được lợi nhuận dựa trên sự phát triển bền vững và mục tiêu chung là giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Theo nghiên cứu chỉ có 3 đến 4 loài rong biển có thể làm giảm hàm lượng khí metan hơn 55% trong môi trường ống nghiệm và trong đó có 2 loại là Asparagopsis. Hiện nay có nhiều thông tin sai lệch trên thị trường về các loại rong biển khác cũng có khả năng làm giảm hàm lượng khí metan tương tự, trong một số trường hợp các loại rong này cũng làm tăng hàm lượng metan, tùy thuộc vào hệ thống thức ăn. Cho nên để có thể sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn bổ sung này cần tìm hiểu rõ nguồn gốc và sự uy tín của nhà sản xuất.

Như vậy đây là một trong những lợi ích từ rong biển đỏ trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta. Từ những ứng dụng như mô hình kết hợp làm sạch nguồn nước với các loài động vật hai mảnh vỏ, làm bao bì sinh học, túi nước sinh học và nay là trực tiếp giảm khí thải metan. Liệu rong biển còn những ứng dụng nào cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp và thân thiện với môi trường hơn đang đợi chúng ta khám phá.


Related news

Giải pháp phòng bệnh trên thủy sản Giải pháp phòng bệnh trên thủy sản

Vấn đề bệnh thủy sản đã trở thành mối quan tâm của mọi người và cũng là thách thức đối với sự phát triển chung của ngành thủy sản

Thursday. July 2nd, 2020
Xác nhận virus mới gây dịch bệnh “thủy tinh” trên tôm post Xác nhận virus mới gây dịch bệnh “thủy tinh” trên tôm post

Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định một loại virus mới trên tôm giai đoạn postlarvae, gây ra dịch bệnh gây chết hàng loạt tại các trại sản xuất giống.

Thursday. July 2nd, 2020
Một cách tiếp cận tinh tế hơn để sản xuất chăn nuôi thủy sản xa bờ Một cách tiếp cận tinh tế hơn để sản xuất chăn nuôi thủy sản xa bờ

Vào thời điểm ngày càng có nhiều đồ án chăn nuôi thủy sản công nghiệp xa bờ đang được lắp đặt tại Trung Quốc, một kỹ sư tin đây là một dự án có chi phí thấp

Thursday. July 2nd, 2020