Prices / Tin thủy sản

Sứa biển: Nguồn thức ăn thủy sản tiềm năng

Sứa biển: Nguồn thức ăn thủy sản tiềm năng
Author: Đan Linh (Tổng hợp)
Publish date: Wednesday. December 20th, 2017

Sinh sôi quá nhanh và có nguy cơ làm chật đại dương, nhưng nếu được tận dụng làm thức ăn nuôi cá, chắc chắn sứa biển sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới cho ngành thức ăn thủy sản.

Biến đổi khí hậu toàn cầu cùng các hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển và làm giảm đáng kể số lượng nhiều loại cá đại dương. Hoạt động khai thác cá quá mức cũng làm suy kiệt nhiều loại cá là đối thủ cạnh tranh của sứa biển, tạo điều kiện cho sứa sinh sôi rất nhanh. Sứa không có giá trị kinh tế, thậm chí bị coi là những mối nguy hại với nhiều loại cá nuôi lồng trên biển. Số lượng sứa độc tương đối lớn, một số loại sứa vùng nhiệt đới còn được xếp hạng nhóm động vật độc nhất trái đất. Khi nhiệt độ nước biển tăng kéo theo ô xít hóa đại dương, sứa càng sinh sôi mạnh.

Tuy nhiên, Dự án GoJelly, với vốn đầu tư lên tới 6 triệu euro của quỹ châu Âu và hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Hải dương Geomar Helmholtz tại Đức đã khiến sứa trở nên hữu ích hơn khi chúng được tận dụng để sản xuất thức ăn nuôi cá, làm phân bón hoặc sản xuất chất lọc hạt vi nhựa.

Dự án GoJelly kéo dài 4 năm, với sự tham gia của 15 tổ chức khoa học từ 8 quốc gia trong khối EU. Chỉ riêng châu Âu, sứa lược châu Mỹ dó có sinh khối trên 1 tỷ tấn và chúng ta cần phải tìm ra giải pháp xử lý đám sứa này trước khi chúng “chiếm đóng” đại dương - TS Jamileh Javidpour tại GEOMAR, người sáng lập và điều phối Dự án GoJelly cho biết. Ngoài nghiên cứu sứa làm thức ăn nuôi cá, các nhà khoa học còn phát hiện chất nhầy của sứa có thể kết dính các chất vi hạt nhựa. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu sản xuất công nghệ lọc sinh học (biofilter) từ sứa. Biofilter sau đó sẽ được sử dụng để lọc chất thải cho các nhà máy sản xuất vi hạt nhựa. Ngoài ra, Dự án cũng mở rộng phạm vi sử dụng sứa trong ngành thực phẩm và mỹ phẩm.

Trong Dự án này, các cộng sự Na Uy từ Viện Nghiên cứu Đại dương NTNU và SINTEF gồm TS Aberle-Malzahn (NTNU) và TS Rachel Tiller (SINTEF) sẽ phân tích các yếu tố phi sinh vật (như thủy văn, nhiệt độ), sinh vật (hệ sinh thái, sinh khối) và hóa sinh (chất lượng thực phẩm) ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh sôi của sứa biển. Những kết quả nghiên cứu này giúp ích cho quá trình dự báo thời điểm sứa biển nở rộ, từ đó có thể thu hoạch sứa bền vững.


Related news

Nuôi trồng thủy sản hướng đến phát triển bền vững Nuôi trồng thủy sản hướng đến phát triển bền vững

Thực hiện Nghị quyết trên, nhìn lại năm 2017 dù có những khó khăn nhất định, nhưng có thể khẳng định lĩnh vực NTTS đã đạt được kết quả khá ấn tượng.

Wednesday. December 20th, 2017
Cá tra Việt Nam kiên trì cạnh tranh tại Mỹ Cá tra Việt Nam kiên trì cạnh tranh tại Mỹ

Tính đến nửa đầu tháng 11/2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Cá tra Việt Nam vẫn tiếp tục kiên trì cạnh tranh

Wednesday. December 20th, 2017
Góc chuyên gia: Nâng cao hiệu quả sản xuất giống động vật thân mềm Góc chuyên gia: Nâng cao hiệu quả sản xuất giống động vật thân mềm

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số lưu ý cũng như kinh nghiệm trong sản xuất giống nhân tạo động vật thân mềm hai mảnh vỏ.

Wednesday. December 20th, 2017