Sử Dụng Điện Lưới Để Khai Thác Thủy Sản Bị Phạt Tới 15 Triệu Đồng

Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.
Nghị định nêu rõ nhiều mức phạt đối với vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản…
Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu công cụ kích điện, công cụ kích điện trên tàu cá, công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thuỷ sản.
Khai thác thuỷ sản trên biển bằng chất độc bị phạt đến 10.000.000 đồng
Theo Nghị định, vi phạm các quy định về sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản có thể bị phạt tới 10.000.000 đồng.
Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản tại vùng nước nội đồng.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản trên biển…
Bên cạnh đó, đối với 2 vi phạm trên, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố độc gây ra.
Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định cũng quy định, mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
Nghị định 103 có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.
Related news

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.