Sống Nhờ Cơn Lũ Dữ Ở Đồng Bằng Cửu Long
Lũ miền Tây những ngày qua lên cao làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá... kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Người dân ở xã Phú Lộc, huyện Tân Châu, An Giang, đặt dớn cá linh mỗi ngày mang lại thu nhập hơn 500.000 đồng đến cả triệu bạc.
Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.
Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.
Chị Thái Thị Bé Sáu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, lũ về hái bông điên điển bán 50.000-60.000 đồng một ngày.
Vợ chồng anh Trương Văn Phong, ở xã Thường Phước Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp, những ngày qua đưa nhau bơi xuồng ra sông cào hến, kiếm được 200.000 đến 300.000 đồng mỗi hôm.
Cô gái trẻ Nguyễn Thị Tươi ở Tịnh Biên hàng ngày bơi xuồng qua khu vực gần biên giới Campuchia hái bông súng để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chiều về bông súng được tập kết tại chợ Châu Đốc để đem đi tiêu thụ khắp nơi đồng bằng sông Cửu Long.
Cả gia đình cùng đánh bắt cá trong mùa lũ.
Cánh đồng ngập nước trắng xóa, người dân đi cắt lúa sớm. Anh nông dân này tranh thủ đánh một giấc trên đống lúa vừa thu được ở vùng nước nổi.
Năm nay lũ lớn ở miền Tây nên người dân trúng mùa cá, tôm.
Cá lóc đánh bắt được không ăn hết phải xẻ ra phơi khô để bán hoặc để dành ăn dần.
Related news
Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.
Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.
Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại là cho tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh của EMS và do đó chưa thể có phương pháp điều trị hội chứng này