Sóc Trăng thị trường thuốc Thú y thủy sản chưa an toàn

Hiện có khoảng 7.000 loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, xử lý môi trường phục vụ nuôi thủy sản có mặt trên thị trường và ở Sóc Trăng có từ 5.000 đến 6.000 loại, chính vì thế mà người nuôi thủy sản rất khó khăn trong việc xác định nhãn mác, chất lượng. Sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm hoặc không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hại đến môi trường ao nuôi, vùng nuôi và chất lượng tôm thương phẩm.
Ông Võ Minh Thiên, Phó chi cục trưởng Chi Cục nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng có những lưu ý hộ nuôi thuỷ sản như sau: “Khi bà con sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng rất có hại đối với môi trường nuôi, do tồn lưu các chất độc hại trong ao, không chỉ ảnh hưởng 1 vụ mà ảnh hưởng rất nhiều vụ. Môi trường vùng nuôi, ao nuôi xuống cấp do bà con nuôi liên tiếp nhiều năm, dịch bệnh xảy ra ở mức cao nên người nuôi tôm sử dụng thuốc, hóa chất ngày càng nhiều hơn, thậm chí sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.”
Mặt hàng thuốc, hóa chất ngày càng đa dạng, nhiều loại không rõ nguồn gốc, không tuân thủ các quy định về nhãn mác hàng hóa, ông Phan văn Chín ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Thuốc Bảo vệ thực vật bây giờ quá nhiều, người nuôi rất khó khăn khi chọn lựa thuốc nào là tốt, là đúng quy định, thuốc nào là trong danh mục….Ngành chuyên môn cần giúp bà con nhận định đúng thuốc, đạt chuẩn cho phép, tay ngang như nông dân thì rất khó nhận biết thuốc nào là thật, là giả.”
Một mặt là trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, song chính người nuôi cũng cần nêu cao ý thức tố giác, loại bỏ thuốc, hóa chất cấm, không rõ nguồn gốc, không sử dụng thuốc hóa chất tuy có công dụng tốt nhưng tác hại rất xấu đến môi trường ao nuôi, vì như vậy mức độ thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên.
Related news

Nằm trong dự án phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay, xã Hùng Lô được UBND thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đầu tư dự án nuôi thí điểm gà ri lai thả đồi, vườn. 35 hộ trải đều ở 10 khu dân cư trong xã được lựa chọn mô hình nuôi gà thí điểm, đó là những hộ có diện tích đồi, vườn phù hợp, có nhân công lao động, nhiệt huyết chăn nuôi, kinh tế ổn định. Với tổng đàn 7000 con gà 1 ngày tuổi, bình quân 200 con/hộ, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trong thời gian 4 tháng khi gà đảm bảo thời gian xuất bán.

Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm (một tiểu thương chuyên kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM) mới cho tôi tháp tùng nhóm người làm công của chị xuống Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) để thu mua sầu riêng, chuối, mít chở lên TP HCM bán.

Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.