Sau Tôm Lại Đến Lượt Cá Chết Hàng Loạt

Hiện tượng tôm chết hàng loạt ở xã Tượng Sơn chưa nguôi thì vài ngày nay, nhiều hộ dân ở xã Thạch Tân (Thạch Hà - Hà Tĩnh) lại điêu đứng vì cá chết.
Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Ninh (thôn Trung Hòa, xã Thạch Tân) thả nuôi 3.000 con cá (chép, mè, trôi, trắm) theo hình thức thâm canh, trên diện tích 1ha. Đang vui vì cá phát triển tốt, dự báo một mùa thu hoạch cao thì trong 2 ngày nay, gần 3.000 con cá nước ngọt do trong ao nhà ông Ninh bị chết hàng loạt, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Ông Ninh cho biết, tình trạng cá chết bắt đầu sau những trận mưa lớn do cơn bão số 2.
Không riêng gia đình ông Ninh, gia đình ông Lê Văn Liêm ở thôn Tiến Bộ và 2 gia đình khác ở thôn Tân Hòa (Thạch Tân) cũng chung tình trạng trên.
Được biết, toàn xã Thạch Tân có 41 hộ nuôi 36,5 ha cá nước ngọt theo hình thức thâm canh.
Trước tình hình đó, Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà đã cử cán bộ chuyên môn xuống tận các hộ nuôi làm rõ nguyên nhân. Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: do môi trường trong ao nuôi không đảm bảo, lượng thức ăn không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến việc cá bị sốc môi trường và chết hàng loạt.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Mùa nghêu năm 2013 lại diễn ra trong tình trạng nghêu chết ở một vài hợp tác xã (HTX) nhưng tỷ lệ thiệt hại không đáng kể, chỉ có HTX Đồng Tâm ở Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) bị thiệt hại khoảng 50%, còn lại đều hoạt động hiệu quả.

Sau nhiều tháng điều tra, nhóm nghiên cứu do Donald Lightner tại Đại học Arizona đã xác định nguyên nhân gây hội chứng chết sớm ở tôm (EMS), hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (AHPNS).