Giá / Mô hình kinh tế

Sâu Đục Trái Tàn Phá Hàng Ngàn Ha Bưởi

Sâu Đục Trái Tàn Phá Hàng Ngàn Ha Bưởi
Tác giả: 
Ngày đăng: 06/06/2012

Thời gian gần đây, nông dân trồng bưởi Năm roi, bưởi da xanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lao đao vì sâu đục trái hoành hành làm vườn bưởi bị thất thu.

Theo thống kê của Phòng NNPTNT huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) từ sau Tết Nguyên đán đến nay đã có khoảng 1.200ha bưởi Năm roi bị sâu đục trái phá hoại.

Ông Nguyễn Văn Tài ở xã Phú Hữu trồng 200 gốc bưởi cho biết: “Khi trái còn non đã xuất hiện sâu đục trên vỏ bưởi. Thấy vậy, tôi mua thuốc về xịt nhưng vẫn không hết mà sâu còn đục vào bên trong làm nước rỉ ra bến ngoài, rụng trái…”.

Hầu hết các xã như Phú Tân, Phú Hữu, thị trấn Mái Dầm, thị trấn Ngã Sáu, Đông Phước… đều có diện tích bưởi bị thiệt hại, nhà vườn đang đối mặt với nguy cơ trắng tay. Tại tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, nhà vườn cũng lâm vào cảnh tương tự. Trong đó, xã Lục Sĩ Thành (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) có 210ha bưởi thì diện tích sâu hại chiếm từ 30 - 40%.

Theo Phòng NNPTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang), tác nhân gây hại chủ yếu trên bưởi hiện tại là loài sâu đục trái có tên khoa học Cipestis sagittiferella moore, thuộc họ Pyralidae, bộ Lepidoptera. Sâu gây hại trong mọi giai đoạn, từ trái non đến trái chín. Vòng đời sâu hại từ 20-30 ngày. Trái bưởi bị sâu tấn công nhiều sẽ rụng sớm, nhẹ thì lâu rụng, nhưng khi sâu đục tới phần múi sẽ làm tổn hại bên trong ruột bưởi, đồng thời trái bưởi dễ bị bội nhiễm một số nấm bệnh gây hại khác.

Ngành nông nghiệp các địa phương khuyến cáo bà con nông dân nên vệ sinh vườn cây ăn trái, hái những trái bưởi đã bị sâu tấn công và chôn sâu dưới lớp đất hoặc đốt bỏ trái. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc phun ngừa sâu gây hại như Regent 800 WG, Fastac 5EC, Vitako 40 WG, Cyrux 25 EC...

Ông Trần Quang Hành - Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành, cho biết: “Phòng NNPTNT đang cử cán bộ theo dõi sát diễn biến tình hình sâu gây hại trên bưởi cũng như nắm chính xác số hộ bị thiệt hại. Tại các địa bàn chuyên canh trồng bưởi sẽ tổ chức những lớp tập huấn, đồng thời cử cán bộ xuống tận các ấp có diện tích trồng bưởi ít để phát tờ bướm, hướng dẫn người dân nắm vững cách thức phòng ngừa nhằm hạn chế lây lan sâu bệnh”.

Ngoài ra, sau khi khống chế dịch bệnh, Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng túi nylon để bao trái bưởi khi còn non. Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp để phun khi trái 1 tháng tuổi, sau đó 20 ngày sẽ phun tiếp để ngăn ngừa dịch sâu đục trái bưởi.

Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.

06/06/2012
Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.

06/06/2012
Dưa Hấu Xen Vụ Rau Màu Giúp Thoát Nghèo Ở Bến Tre Dưa Hấu Xen Vụ Rau Màu Giúp Thoát Nghèo Ở Bến Tre

Từ năm 2006, nông dân xã Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) được Chi cục Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện mô hình “trồng dưa hấu trải bạt” trên đất giồng cát, thu hoạch đạt năng suất cao. Trong vài năm trở lại đây, nông dân trúng lớn nhờ áp dụng mô hình “dưa hấu trải bạt” xen vụ các loại rau màu trên đất giồng cát.

06/06/2012