Sâu Đục Trái Gây Hư Hại Mít Trồng
Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.
Mít trái khi chín tới đã bị thối cuống, hư múi và sinh dòi, nhiều cây rơi rụng cả trái mít non. Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là do vườn mít trồng trên đất núi mới khai phá với mật độ dày lại không chăm sóc kỹ, nên đã tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.
Trước tình hình trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người trồng mít cần làm vệ sinh vườn, tỉa bớt các cành lá và tiêu huỷ ngay các trái mít non hư rụng bằng cách đào hố chôn và rải lên một lớp vôi sống. Khi phát hiện có sâu, có thể dùng các thuốc bảo vệ thực vật để phun diệt. Đặc biệt để tránh sâu bệnh, người trồng mít phải chú ý tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, trồng cây mật độ thưa theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và bón thúc phân đầy đủ.
Related news
Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.
Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.
Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.