Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre)
Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.
Từ nay đến trước Tết, nông dân nên thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện sâu cuốn lá để phun thuốc đúng lúc. Bên cạnh sâu cuốn lá, nhện gié, rầy nâu cũng xuất hiện với mật độ khá cao (đặc biệt là ở ruộng nếp và lúa thơm). Thăm đồng trong giai đoạn này, nông dân cần quan tâm theo dõi xé đòng đòng đất của cây lúa để biết thời gian bón phân rước đòng. Theo đó, khi thấy đòng đòng đất có kích thước từ 1 đến 1,5mm, bà con bón phân rước đòng ngay với lượng phân cân đối, chú ý tăng cường nhiều kali để giúp cây lúa cứng cáp, khỏe mạnh.
Để đảm bảo cho năng suất cao, theo kỹ sư Thanh, nông dân cần sử dụng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật Amisrat-Top để phòng bốn bệnh khi lúa trổ đòng (đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá chín sớm, đốm vằn).
Có thể bạn quan tâm
Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.
Thế nhưng khi về huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), chúng tôi mới biết rằng "di chứng" của cơn sốt gạo ấy vẫn còn gây lo lắng cho người nông dân nơi này, nhất là với những hộ lâu nay sinh sống chủ yếu nhờ vào cây bắp.
Mùa nước nổi năm nay có rất nhiều mô hình làm giàu từ lũ được nhân rộng ở các địa phương vùng ĐBSCL như: nuôi tôm càng xanh, nuôi cá chình, lươn, cá lóc, cá bông... ở các huyện: Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Tân Hưng (Long An)...