Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin
Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều mẫu nhiễm nhất (4 mẫu), gồm: 1 mẫu tôm sú thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Thanh Việt (ấp Gảnh, xã Phú Đông, Tân Phú Đông) với dư lượng Enrofloxacin = 119ppb (phần tỷ); 1 mẫu tôm chân trắng thương phẩm tại Cơ sở nuôi Lương Ngọc Thành (ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, Gò Công Đông) với dư lượng Enrofloxacin = 58ppb; 1 mẫu cá rô phi đỏ thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Tuyết Trang (khu phố Tân Bình, phường Tân Long, Mỹ Tho) với dư lượng Enrofloxacin = 8,59ppb; 1 mẫu cá rô phi đỏ tại Cty CP KD THS Sài Gòn (ấp Thủy Tây, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy) có dư lượng Enrofloxacin = 8,19ppb. Ở Bạc Liêu phát hiện 1 mẫu tôm sú thương phẩm tại Cơ sở nuôi Trang Ái Phương (ấp Thào Lạng, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu) với dư lượng Enrofloxacin = 65ppb.
Tại Cần Thơ phát hiện 1 mẫu cá tra thương phẩm của Cty Nha Trang (ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh) có dư lượng Enrofloxacin = 15,92ppb. Ngoài ra còn phát hiện 1 mẫu nước sản xuất tôm sú giống ở Trại sản xuất tôm giống Tiến Cường (khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) có dư lượng Chloramphenicol = 5ppb.
Có thể bạn quan tâm
Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.
Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.
Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.