Sản Xuất Thành Công Giống Lúa Siêu Chịu Mặn

Chiều 23-10, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út cho biết đã chuyển giao sản xuất thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.
Giống lúa này nông dân trong huyện còn gọi là lúa Sỏi, được bà con gieo cấy trên diện tích đất nuôi tôm ở những vùng đất trũng, nhiễm phèn - mặn cao từ trước đến nay bỏ hoang không thể sản xuất được lúa.
Trước đó, UBND huyện đã kết hợp với Khoa Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu, tuyển chọn, sản xuất thực nghiệm trên diện tích 5 ha, thu được hơn 20 tấn lúa giống.
Qua sản xuất cho thấy giống lúa này có thời gian sinh trưởng bốn tháng, có khả năng chịu được độ mặn, phèn rất cao, từ 8% - 10%. Từ kết quả thực nghiệm này, năm 2012, Phòng Nông nghiệp huyện đã tổ chức chuyển giao cho nông dân sản xuất ra diện rộng.
Đây là giống lúa siêu chịu mặn – phèn, đáp ứng nhu cầu cho hàng ngàn ha ở vùng đất trũng - phèn thuộc “cánh đồng chó ngáp” của huyện từ bao đời nay nông dân không thể trồng lúa được.
Kết quả này có ý nghĩa rất lớn, mở ra cho nhiều hộ nông dân trong huyện hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả cao.
Related news

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.