Sản xuất cà phê hướng hữu cơ đầy triển vọng
Vườn cà phê luôn ổn định về mặt năng suất và chất lượng, mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần là nhờ vào việc canh tác theo hướng hữu cơ sinh học.
Vườn cà phê sử dụng phân WEHG luôn cho trái xanh bóng và đạt chất lượng. Ảnh: Gia Phú.
Đó là mô hình sản xuất cà phê hữu cơ của gia đình anh Hoàng Mạnh Thoan ở thôn Earuế, xã Dliêya, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk làm nhiều người mê mẩn. Anh cho biết, gia đình có tổng diện tích 5 ha cà phê 20 năm tuổi nhưng vườn cây vẫn luôn xanh tốt, ít sâu bệnh, hàng năm cho năng suất cao, đó chính là nhờ vào sự kiên trì của gia đình anh trong 14 năm sử dụng phân hữu cơ sinh học WEHG. Riêng vụ cà phê năm 2020, gia đình anh Thoan thu hoạch được gần 30 tấn cà phê nhân, với giá cà phê hiện nay thương lái đến tận nhà thu mua từ 41.000 - 42.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, vườn cà phê 5 ha của anh lãi trên 700 triệu đồng.
Theo anh Thoan, cũng với diện tích cà phê ấy, nếu trước kia sử dụng phân thuốc hóa học năng suất chỉ bằng phân nửa hiện nay. Theo tính toán của anh, với hình thức canh tác bằng phân hữu cơ sinh học WEHG kết hợp với phân chuồng hoai mục qua nhiều năm đã giúp gia đình tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư phân bón và thuốc trừ sâu.
Anh chia sẻ: Quê ở Hà Tĩnh vào Đắk Lắk lập nghiệp và chọn cây cà phê làm sinh kế chính để nuôi sống gia đình. Trước đây, gia đình vẫn dùng các loại phân bón hóa học để bón cho cây cà phê. Thời gian đầu cây sinh trưởng mạnh nhưng dần về sau đất vườn trở nên khô cứng, vườn cây xuất hiện nhiều sâu bệnh hại, vì thế mà năng suất cà phê cũng suy giảm. Gia đình anh đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua thuốc hóa học chữa bệnh cho cây nhưng kết quả vẫn không khắc phục được.
Mãi đến năm 2007 khi được ngành khuyến nông địa phương giới thiệu cho đi tham quan mô hình trồng cà phê hữu cơ sử dụng phân hữu cơ sinh học WEHG đem lại hiệu quả cao: vườn cà phê trái nhiều, ít sâu bệnh, giảm chi phí phân bón và thuốc trừ sâu bệnh hại. Sau khi bàn bạc với gia đình, anh quyết định chuyển hướng từ canh tác hóa học sang canh tác hữu cơ sinh học.
Chỉ chưa đầy 3 năm sử dụng phân hữu cơ sinh học WEHG, vườn cà phê 5 ha của anh Thoan đạt kết quả, năng suất tăng lên gấp đôi từ 2-3 tấn/ha tăng lên 5-5,2 tấn/ha, chất lượng cà phê tăng nên giá bán cũng tăng từ 10-15 ngàn đồng/kg so với cà phê trồng theo cách truyền thống.
Khi sử dụng WEHG điều mà anh tâm đắc nhất hiện nay là vườn cà phê của anh không cần sử dụng thuốc BVTV hóa học mà vườn vẫn sạch bệnh, cây khỏe và có sức đề kháng cao, vườn cà phê có nhiều trùn, đất tơi xốp, rễ cây phát triển mạnh, cây cà phê phát triển cân đối, năng suất ổn định. Hiện vườn cà phê của anh Thoan đã trên 20 năm tuổi mà vẫn xanh tốt. Từ kết quả đã đạt được anh Thoan đã hướng dẫn cho nhiều hộ dân tại địa phương sử dụng phân hữu cơ sinh học WEHG giúp giảm chi phí phân thuốc từ 70 - 80% và mang lại hiệu quả được như mong đợi.
Một mô hình khác sử dụng phân hữu cơ sinh học WEHG tại thôn 1, xã Đăk Wer, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông của gia đình anh Phạm Văn Hải. Vườn cà phê trồng xen với hồ tiêu có diện tích 1,8ha, sử dụng WEHG từ năm 2012 cho đến nay, kết hợp với phân chuồng hoai mục như: phân bò, phân gà, hàng năm vườn cà phê cho năng suất ổn định từ 2,8-3 tấn/ha.
Từ kinh nghiệm của các hộ dân chia sẻ, để vườn cà phê đạt hiệu quả cao, người canh tác phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng phân hữu cơ sinh học WEHG. Đồng thời còn kết hợp với bón phân chuồng hoai mục, không lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng thuốc hóa học xịt cỏ, thì vườn cà phê sẽ cho chất lượng cao nhất, đáp ứng được yêu cầu “sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường”.
Related news
ADM vừa giới thiệu dòng thức ăn dành cho vịt siêu thịt nuôi bán công nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được cân nặng, chất lượng thịt khi xuất chuồng.
Nhờ trồng theo quy trình hướng hữu cơ, vườn cam sành của anh Hải giảm được chi phí từ 25 - 30% so với sản xuất, tăng năng suất vườn cam từ 20 - 25%.
Mầm bệnh từ trong đất gây hại vùng rễ, cổ rễ; mầm bệnh từ trong nước và không khí gây hại thân, cành lá, bông trái…