Prices / Tin nông nghiệp

Rau lủi Phước Sơn

Rau lủi Phước Sơn
Author: Hoài An
Publish date: Wednesday. July 8th, 2020

Từ một loại cây mọc trong rừng, người dân ở huyện Phước Sơn đã di thực cây rau lủi về trồng trong vườn nhà, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.

Người dân huyện Phước Sơn di thực rau lủi về trồng trong vườn nhà. Ảnh: Hoài An

Rau lủi là giống rau rừng tự nhiên; thân cây có sắc tím, lá hình răng cưa, ăn giòn, ngon, vị mùi thuốc bắc đặc trưng, cảm giác lạ miệng được người tiêu dùng ưa thích. Ở Phước Sơn, trước đây rau lủi thường mọc trong rừng và người dân trồng ở trên rẫy cách xa khu dân cư để sử dụng nhưng nay đã di thực về trồng trong vườn, một số người dân đã phát triển kinh tế nhờ vào cây rau lủi.

Tháng 8.2019, ông Dương Hà (54 tuổi, trú thị trấn Khâm Đức) đã tận dụng mảnh đất vườn rộng gần 1 sào để trồng rau lủi. Sau 2 tháng trồng và chăm bón, rau lủi bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi tuần ông Hà cắt bán một lần. Mỗi lần ông thu hoạch khoảng 25kg rau lủi, với giá bán trung bình từ 12 đến 14 nghìn đồng/kg.

Năm 2019, xã Phước Xuân đã thành lập Tổ sản xuất Nước Lang chuyên trồng cây rau lủi. Tổ sản xuất có 11 thành viên liên kết sản xuất trồng rau lủi trên diện tích 2,3ha. Ông Hồ Văn Thừa (trú thị trấn Khâm Đức) - Tổ trưởng Tổ sản xuất Nước Lang cho hay, rau lủi được trồng trên khu vực đất rẫy phát triển rất tốt. Ông Thừa cũng là đầu mối đứng ra thu mua toàn bộ rau lủi trong tổ sản xuất và của người dân tại địa phương. “Rau lủi Phước Sơn đã thành đặc sản nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều nhà hàng ở một số thành phố đặt mua nên có khi không đủ hàng cung ứng” - ông Thừa nói.

Để mở rộng sản xuất và tăng sản lượng rau lủi, giúp người dân có thu nhập, chính quyền xã Phước Xuân cũng đang tính toán lập thêm một tổ sản xuất rau lủi ở thôn Lao Đu. Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phước Sơn cho biết, đối với cây rau lủi huyện đã lập hồ sơ tham dự Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019. Qua kiểm tra đánh giá, sản phẩm rau lủi trên địa bàn Phước Sơn đã được UBND tỉnh công nhận đạt 3 sao theo chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2019. Hiện nay rau lủi đã được tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và đạt hiệu quả.

“Để phát triển rau lủi trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ củng cố tổ hợp tác, sản xuất ổn định. Đồng thời vận động người dân sản xuất rau lủi theo hướng phát triển rau sạch để phát triển thương hiệu bền vững” - ông Thanh nói.


Related news

Bỏ lúa, ngô kém hiệu quả, trồng gừng thu nhập cao Bỏ lúa, ngô kém hiệu quả, trồng gừng thu nhập cao

Cây gừng dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, thu hoạch cũng dễ và thu hoạch xong được thu mua hết với giá từ 12.000 - 15.000 đ/kg tùy thời điểm bán.

Wednesday. July 8th, 2020
Ruồi lính đen 'cứu cánh' lão nông Ninh Thuận Ruồi lính đen 'cứu cánh' lão nông Ninh Thuận

Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, dài 12–20mm. Ruồi trưởng thành chỉ sống khoảng 3-5 ngày, hoàn toàn không ăn uống gì và đẻ trứng rồi chết.

Wednesday. July 8th, 2020
Trồng rong biển, ngành công nghiệp đầy hứa hẹn Trồng rong biển, ngành công nghiệp đầy hứa hẹn

Trang trại rong biển hữu cơ Zeewaar ở Hà Lan là một ví dụ điển hình cho ngành công nghiệp ven biển hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai không xa.

Wednesday. July 8th, 2020