Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân Gặp Rủi Ro Trên Biển
Ngày 5/10/2011, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Công ty CP Sài Gòn Film đã họp báo giới thiệu về hoạt động xây dựng Quỹ Hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển.
Mục đích của việc xây dựng quỹ là để hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển, các con tàu làm công tác dịch vụ hậu cần trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, gặp rủi ro thiệt hại do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản...
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: Quỹ ra đời xuất phát từ thực tế, nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km, một vùng kinh tế đặc quyền có diện tích 1 triệu km2… với tổng dân số sinh sống ở vùng ven biển khoảng 40 triệu người. Trong đó khoảng khoảng 29 triệu người sống phụ thuộc vào biển, chiếm 72,5% dân số vùng ven biển. Hiện tại, có khoảng 4 triệu người chuyên sống bằng nghề đánh bắt và khoảng 1 triệu người thường xuyên sống trên các tàu cá. Trong số các đảo nổi, có 66 đảo có ngư dân cư trú làm ăn sinh sống, với khoảng 170.000 người, cả nước có 130 nghìn tàu thuyền đánh bắt ngoài biển, tuy nhiên chỉ có khoảng 20.000 tàu có công suất 90 CV trở lên, trên 65.000 chiếc có công suất rất nhỏ dưới 20 CV hoặc chưa lắp máy.
Từ năm 2006 đến nay, nước ta đã có 641 vụ với 1.186 tàu và 7.045 ngư dân của Việt Nam bị bắt giữ và xử phạt tại các nước, vùng lãnh thổ. Người và tài sản của ngư dân bị thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ, tàu nước ngoài đâm chìm và bắt giữ với số lượng ngày càng tăng; trong khi đó chính sách hỗ trợ cho ngư dân theo quy định của nhà nước còn thấp (chỉ khoảng 10 – 15% tổng thiệt hại) khiến không ít ngư dân gặp khó khăn về vật chất và ảnh hưởng tinh thần… Từ thực tế này, trước mắt, cần nhanh chóng xây dựng đồng bộ một số chính sách hỗ trợ ngư dân và các lực lượng dân sự hoạt động khai thác hải sản, kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng ở vùng biển đảo.
Quỹ ra đời có ý nghĩa kinh tế, chính trị rất lớn, bởi ngư dân có điều kiện tốt để đánh bắt và an tâm đánh bắt xa bờ trên vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam; cũng là góp phần giữ gìn an ninh chủ quyền lãnh hải trên biển đông vốn rất nhạy cảm trong thời điểm hiện nay.
Và chương trình “Bám biển quê hương” do Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV9) và Công ty CP Sài Gòn Film phối hợp thực hiện, nhằm vận động các tổ chức cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia quyên góp xây dựng Quỹ
Related news
Nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người. Xây dựng một nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người là một đòi hỏi bức thiết
Giống ngô ngọt Hoa TrânGiống ngô ngọt Hoa Trân có những ưu điểm vượt trội sau đây: Khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, chống đổ tốt. Thời gian sinh trưởng ngắn, trung bình từ 70-80 ngày nên có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm. Bắp to trung bình 250-300g, hạt đều màu vàng cam, tỷ lệ kết hạt trên bắp cao, ăn giòn, ngọt, có hương vị đặc trưng. Tỷ lệ thu hồi sản phẩm cao (38-40% trong khi các giống ngô ngọt khác chỉ đạt 28-30%) nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Cây cho thu hoạch từ 1-2 bắp, trong đó số cây đóng 2 bắp chiếm tới 70% nên năng suất cao. Đặc biệt, giống Hoa Trân có khả năng chịu lạnh tốt trong điều kiện khí hậu mùa đông của các tỉnh phía Bắc.
Quyết định 59/QĐ-UBND ban hành ngày 20/1/2011 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc công nhận hội đặc thù, trong đó có Hội Làm vườn (HLV) tỉnh, đã tạo niềm vui lớn cho người làm vườn xứ sen