Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục
“Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L.”
Báo Thanh Niên cho hay như vậy hôm Thứ Bảy về một vụ phẫu thuật đặc biệt cho bệnh nhân 40 tuổi nói trên quê ở Phú Yên.
“Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu.”
Tờ báo Thanh Niên nói ông được đưa cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương, trước khi được chuyển đến bệnh viện Bình Dân.
“TS-BS Nguyễn Thành Như, trưởng khoa Nam học cho biết, các bác sĩ cắt lọc da hư, rồi lấy một vạt da mỏng ở đùi bệnh nhân để ghép vào vùng da dương vật, bìu bị mất”.
Hy vọng khoảng 2 tuần sau, da ghép mới sẽ lành.
Ðây không phải là lần đầu tiên có tai nạn bị lột hết da dương vật của những người hoạt động ở các khu đầm hay ruộng nước nuôi tôm công nghệ ở Việt Nam.
Ngay từ năm 2006, báo Tuổi Trẻ đã cho hay rất nhiều người vận hành các hệ thống máy quạt nước ở hồ nuôi tôm đã gặp tai nạn như vậy.
“Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục.” Báo Tuổi Trẻ ngày 20 tháng 6, 2016 viết. “Khi máy đang chạy, quạt chuyển động, nếu người nào bất cẩn đứng gần để quần áo vướng vào cánh quạt thì chắc chắn sẽ bị u đầu chảy máu. Nếu là đàn ông thì toàn bộ lớp da bên ngoài của bộ phận sinh dục sẽ bị quạt ‘lột’ sạch vì không thể tắt máy kịp.”
Báo “Gia Ðình Thời Ðại” ngày 29 tháng 9, 2010 cho hay mỗi năm ở bệnh viện Việt Ðức tại Hà Nội đã thực hiện khoảng 20 trường hợp phẫu thuật liên quan đến dương vật của đàn ông, gồm nhiều trường hợp bị máy móc lột mất da.
Riêng tại tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2010, đã có 5 vụ bị lột da dương vật vì nuôi tôm công nghệ tạo oxy bằng cánh quạt
Related news
Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.
Bị mất một bàn tay trong chiến tranh nhưng hiện ông Nguyễn Văn Thuận (trại Cầu Cả, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn có thu nhập 100 triệu đồng/năm từ làm VAC.
Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.