Quảng Bình hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, những ngành hàng được ưu tiên, khuyến khích theo quyết định gồm: Các loại nấm ăn và nấm dược liệu; Trà túi lọc linh chi, trà xanh linh chi; Cây dược liệu; Tinh bột nghệ; Tinh dầu sả, dầu tràm; Rau an toàn các loại; Lúa, sản phẩm từ lúa gạo; Tinh bột sắn; Khoai lang và sản phẩm từ khoai lang; Dầu lạc; Hồ tiêu; Tỏi; Mật ong; Thịt gà, gà đồi; Thịt lợn an toàn; Cá, mực; Cá nước ngọt, cá lồng; Mắm, ruốc các loại; Nước mắm, hải sản khô (cá khô, mực khô).
Đây là các sản phẩm, ngành hàng đặc sắc, tiêu biểu, là thế mạnh của từng địa phương, vùng miền trên địa bàn tỉnh, nằm trong danh mục triển khai Chương trình OCOP tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Related news
Từ nhiều năm nay, cây cam đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp cho người dân các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc đẩy mạnh.
Là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh đang chịu ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài và có nhiều diễn biến phức tạp, có lúc xuất hiện các đợt nắng nóng
Ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chia sẻ, để có được thương hiệu “Gạo Lệ Thủy”, huyện đã xây dựng lộ trình hướng đến đạt chuẩn Ocop.