Prices / Tin thủy sản

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano
Author: Kiều Anh
Publish date: Tuesday. April 7th, 2020

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Hệ thống nhỏ gọn, dùng được cả dưới nước và trên bờ Ảnh: INT

Đây cũng là một trong hai sản phẩm của Dự án FIRST “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua việc hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản” do INT triển khai thực hiện từ năm 2017 – 2019.

PGS.TS Đặng Mậu Chiến, Viện trưởng INT, cho biết, khi chưa có hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản, người dân phải đến ao trực tiếp lấy mẫu nước và đo thủ công. Công đoạn này tiêu tốn nhiều thời gian, nhân công và kết quả đo thường không chính xác. Sử dụng hệ thống cảm biến nano, người dân có thể theo dõi, đánh giá chất lượng nước từ xa để điều chỉnh khi cần thiết. Ngoài ra, hệ thống còn gửi tín hiệu cảnh báo khi chất lượng nước ở mức độ nguy hiểm cho vật nuôi.

Hệ thống gọn nhẹ, có thể thả nổi trên ao nuôi trồng thủy sản, sông, hồ, kênh, rạch,... để kiểm tra chất lượng nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan, thế oxy hóa khử, NH3, NO3,...) tức thời và liên tục. Hệ thống cũng có thể được điều khiển để di chuyển trên mặt nước để đo tại các vị trí khác nhau. Dữ liệu được truyền và lưu trữ trên web server cũng như gửi tin nhắn cảnh báo nếu thông số đo vượt ngưỡng cho phép. Qua đó cho phép người nuôi thủy sản đưa ra những biện pháp điều chỉnh chất lượng nước ao nuôi kịp thời và hiệu quả nhằm duy trì sự phát triển tốt của thủy sản.

Gần 70 hệ thống cảm biến nano đã được Viện bàn giao cho một số công ty nuôi trồng thủy sản ở Kiên Giang, Ninh Thuận, … dùng thử nghiệm.

PGS.TS Đặng Mậu Chiến cho biết thêm, hiện nay INT đã hoàn thiện, làm chủ được công nghệ sản xuất 4 sản phẩm là: mực in nano bạc dùng trong chế tạo‎ linh kiện vi điện tử, hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản, vật liệu nano bạc khử khuẩn và hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động. Đây cũng là những sản phẩm nghiên cứu chủ lực của Viện được thực hiện trong nhiều năm qua mang tính đổi mới, sáng tạo, có tính ứng dụng và khả năng thương mại hóa cao.


Related news

Phụ gia giảm thiểu stress trên cá hồi vân Phụ gia giảm thiểu stress trên cá hồi vân

Nghiên cứu cung cấp thông tin về một loại phụ gia nguyên liệu bổ sung vào thức ăn có thể giúp cá hồi vân tăng cường mạnh mẽ khả năng kháng lại tress.

Tuesday. April 7th, 2020
Kinh nghiệm chuyển đổi từ làm muối sang nuôi Artemia Kinh nghiệm chuyển đổi từ làm muối sang nuôi Artemia

Nghề nuôi Artemia được xem là mô hình thích hợp cho ngư, diêm dân vì đây là mô hình nuôi với chi phí thấp nên lợi nhuận đạt khá cao.

Tuesday. April 7th, 2020
Tăng mùi vị thức ăn từ chất thải côn trùng Tăng mùi vị thức ăn từ chất thải côn trùng

Bổ sung thêm chất thải từ ấu trùng ruồi lính đen vào khẩu phần thức ăn tạo ra mùi vị hấp dẫn kích thích cá thèm ăn.

Tuesday. April 7th, 2020