Prices / Mô hình kinh tế

Quản Lý Oxy Hoà Tan

Quản Lý Oxy Hoà Tan
Author: 
Publish date: Friday. December 9th, 2011

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của tôm nuôi mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. Trong ao nuôi, oxy có được là do sự khuếch tán từ không khí vào trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước,... Oxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao,...

Hàm lượng oxy tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú nuôi thâm canh là trên 4 mg/l. Trong ngày, oxy thường đạt mức cao nhất vào lúc xế chiều (13-15 giờ) và giảm dần đến mức thấp nhất vào lúc sáng sớm (4-6 giờ).

Càng về cuối vụ nuôi, biến động oxy ngày đêm càng lớn. Oxy còn biến động lớn theo độ sâu của ao, ở tầng mặt hàm lượng oxy cao hơi tầng đáy. Những ngày trời âm u, mưa bão kéo dài thì oxy thường bị giảm thấp.

Khi oxy thấp tôm sẽ giảm ăn, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn hoặc ngưng bắt mồi, bơi lên mặt ao và tắp mé, mang tôm có màu hồng. Nếu xử lý không kịp thời thì tôm sẽ bị chết hàng loạt.

Để có thể duy trì được hàm lượng oxy thích hợp cho tôm trong suốt quá trình nuôi, cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:

- Sên vét bỏ hết bùn đáy khi chuẩn bị ao, không cho tôm ăn dư thừa. Khống chế tảo ở mật độ thích hợp, định kỳ bón chế phẩm sinh học.

- Tùy theo mật độ thả nuôi, thời gian nuôi mà bố trí và vận hành các loại máy sục khí, quạt nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy trong ao.

- Sử dụng máy đo, hoặc test để đo oxy. Định kỳ đo oxy 2 lần/ngày vào lúc 5-6 giờ sáng và 14-15 giờ chiều để theo dõi sự biến động của oxy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Bình thường, giữ tốc độ máy quạt tối thiểu 80 vòng/phút. Khi tôm lớn, mật độ tảo dày thì ban đêm không nên tắt quạt nước khi cho ăn mà chỉ nên giảm tốc độ để duy trì hàm lượng oxy tối thiểu.

- Gặp trời âm u cần phải tăng tốc độ và thời gian quạt nước. Khi mưa gió xảy ra, quạt nước liên tục để giảm sự phân tầng nước, kết hợp với kiểm tra pH, nếu thấy pH giảm thì đánh vôi kịp thời.

- Tuyệt đối không được phép sử dụng các hóa chất làm mất thêm oxy như Clorine, Iodine… cũng không nên sử dụng vi sinh xử lý đáy lúc tôm nổi đầu vì không có hiệu quả.

- Trường hợp thấy tôm nổi đầu vì thiếu oxy (oxy đo được 3,5 mg/lít trở lên) thì có thể sử dụng các biện pháp như thay nước, chạy quạt và sử dụng hóa chất cung cấp oxy như H2O2 (Oxy già), oxy dạng hạt hoặc dạng bột… để nâng hàm lượng oxy hòa tan lên.

- Nếu oxy thấp hơn 3,5 mg/l và pH cũng thấp thì sức khỏe tôm đang trong tình trạng nguy hiểm cao do hàm lượng khí độc H2S tăng nhanh. Trong trường hợp này, trước tiên cần chạy quạt nước, sử dụng vôi CaCO3 với liều lượng 20 kg/1.000 m3, tạt khắp ao để tăng pH, giảm bớt tính độc của H2S. Sau đó tạt tiếp oxy già hoặc oxy dạng hạt để cung cấp thêm oxy hòa tan.

- Các giải pháp cho các ngày tiếp sau khi tôm không còn nổi đầu là giảm 50-70% thức ăn hoặc không cho tôm ăn, chạy quạt nước nhiều hơn, thay nước nếu có nước đã xử lý, tạt chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ nền đáy ao hoặc siphông đáy ao./.


Related news

Phát Triển Nuôi Thuỷ Sản Lồng Bè Ở Kiên Hải (Kiên Giang) Phát Triển Nuôi Thuỷ Sản Lồng Bè Ở Kiên Hải (Kiên Giang)

Ông Lê Minh Công - Bí thư Đảng ủy xã Nam Du (huyện Kiên Hải - Kiên Giang) - cho biết đến nay, toàn xã phát triển được 154 hộ nuôi cá lồng bè với tổng số 462 lồng nuôi cá trên biển.

Friday. December 9th, 2011
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Nấm Hồng Chi Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Nấm Hồng Chi

Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú vừa trình diễn thành công mô hình trồng nấm hồng chi. Qua đợt trồng nấm đầu tiên cho thấy, hiệu quả kinh tế khá cao nên đã tạo nhiều niềm tin cho người dân trồng nấm tại địa phương.

Friday. December 9th, 2011
Chăn Nuôi Gặp Khó Khăn Ở Vĩnh Long Chăn Nuôi Gặp Khó Khăn Ở Vĩnh Long

Giá nhiều loại gia súc, gia cầm (GS, GC) giảm xuống dưới giá thành mà theo nhiều hộ chăn nuôi là do dịch bệnh bùng phát tại nhiều tỉnh, thành khiến người tiêu dùng hạn chế sử dụng thịt. Hậu quả, hàng loạt hộ chăn nuôi rơi vào cảnh khó khăn.

Friday. December 9th, 2011