Prices / Tôm sú

Phương pháp nuôi tôm an toàn trong mùa mưa

Phương pháp nuôi tôm an toàn trong mùa mưa
Author: Ngọc Anh (Tổng hợp)
Publish date: Thursday. October 26th, 2017

Vào mùa mưa, các yếu tố môi trường ao nuôi có thể bị thay đổi đột ngột làm tôm bị sốc, dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi tôm cần lưu ý để có cách xử lý, chăm sóc tôm nuôi phù hợp.

1. Ao nuôi 

Phải có hệ thống ao chứa lắng đầy đủ: Thường ao chứa có diện tích bằng 1/3 ao nuôi, nhưng có điều kiện thì ao chứa bằng ao nuôi càng tốt.

Người nuôi tôm có thể nuôi thay đổi ao sau từng vụ. Cần cung cấp nước đầy đủ khi cần thiết.

Có thời gian xử lý nước và lắng nước theo đúng quy trình.

2. Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy ao

Các chuyên gia thủy sản cho rằng cứ 1 cánh quạt cung cấp đầy đủ oxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch.

Người nuôi cần lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật để mùn bã hữu cơ được gom vào giữa thì khi vận hành quạt nước phải được xoáy vào giữa ao; Vận tốc của guồng quạt phải đạt từ 80-85 vòng/ phút. (Cách thử: Có thể đổ xuống ao từ 5 -10 kg saponin, sau đó cho quạt chạy, nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng.

Tăng cường hệ thống oxy đáy ao nếu có thể; làm hệ thống lót đáy ao giúp hạn chế phù sa và tăng thêm diện tích cho tôm ở.

3. Tăng cường bón vôi trong ao nuôi

Trong ao nuôi pH luôn phải đạt từ 7,5 - 8,5, sau khi mưa một lượng a-xít trong nước mưa sẽ làm pH giảm xuống và có thể gây sốc cho tôm, do đó:

Để giúp tôm không bị sốc sau khi mưa cần bón vôi bổ sung cho ao nuôi (tùy theo độ pH để bón).

Để tránh hiện tượng phân tầng nước, người nuôi cần chú ý kết hợp quạt nước.

Trước khi có dấu hiệu của những cơn mưa cần rải vôi dọc bờ ao.

4. Mật độ thả thích hợp

Trong mùa mưa việc thả nuôi tôm cần tránh mật độ dày, nên thả với mật độ vừa phải (<25 con/ m2) 

Nguyên do, mùa mưa hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp. Các yếu tố môi trường dễ biến động (pH, độ kiềm, độ mặn…).

5. Quản lý thức ăn

Người nuôi cần chú ý trong khi trời mưa cần giảm lượng thức ăn cho tôm. 

Tránh hiện tượng dư thừa thức ăn trong ao vì: Thức ăn thừa thường gây ra hiện tượng tôm đóng rong, hiện tượng tảo lục phát triển mạnh; pH nước ao dao động mạnh.

6. Giải quyết nước đục trong ao

Nước đục sau mưa tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp cho tôm nhưng sẽ làm tảo không quang hợp được, dẫn đến thiếu oxy trong ao làm tôm ngạt thở; tôm hay bị sưng hoặc vàng mang do phù sa bám vào.

Để khắc phục cho ao 5.000m3 nước: Dùng 125kg rơm khô thả dọc bờ ao và kết hợp 10 kg BLUEMIX. Rơm được bó thành từng bó khoảng 3 - 5 kg thả xuống ao, khi thấy nước tiết ra có màu đỏ thì vớt lên và lặp lại 2-3 lần.

Hoặc dùng 150 kg thạch cao, nếu sau 2 lần đánh mà nước vẫn chưa trong thì nên tăng nồng độ ở lần thứ 3. Chú ý khi sử dụng thạch cao phải nâng độ kiềm của ao lên 100 ppm rồi mới sử dụng.

7. Quản lý tảo khi độ mặn < 80/00

Khi độ mặn trong ao <80/00 thường xuất hiện tảo có màu xanh, thường xuyên bị tàn lụi; pH dao động mạnh trong ngày; thường thiếu oxy vào sáng sớm; tôm bị đóng rong và dễ bị đen mang, vàng mang.

Để khắc phục cần phải giảm thức ăn; dùng BKC 800 với nồng độ 0,5ppm. Chọn 1/3 diện tích ao hướng cuối gió để tạt vào lúc trời nắng gắt ( không sử dụng quạt nước) hoặc dùng SEAWEED với nồng độ 0,5-1ppm tạt khắp mặt ao.

Lặp lại từ 2 - 3 lần, sau đó sử dụng ZEOBAC 3-5ppm để hấp thu xác tảo lắng dưới đáy ao, giúp cải thiện môi trường tốt hơn.

8. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của tôm và môi trường nước sau mưa

Người nuôi cần kiểm tôm nuôi (các đặc điểm hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhá…)

Kiểm tra các yếu tố môi trường ao như:  pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn.

*Một số tác động thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa 

Nhiệt độ nước, Ôxy, pH, độ kiềm và độ mặn giảm đột ngột.

Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao.

Gió mạnh có thể khuấy đảo chất hữu cơ và bùn đáy ao lên tầng trên.

Các nhóm vi khuẩn bất lợi gây bệnh sẽ thay thế các nhóm vi khuẩn có lợi.

Tôm lột xác nhiều bởi pH, nhiệt độ, độ mặn và tảo tàn đột ngột làm thay đổi hàng loạt yếu tố môi trường.

* Các tác động trên gây hậu quả trong quá trình nuôi tôm như sau:

- Tiếng ồn của trận mưa khiến tôm sợ hãi và di chuyển xuống đáy ao, nơi ít tiếng ồn, nhiệt độ ấm hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên, lại là nơi nguy hiểm hơn vì chất thải và vi khuẩn nhiều hơn. 

- Đáy ao bị xáo trộn vì cùng với việc cả đàn cùng vùi xuống bùn khiến khí độc khuếch tán vào nước, dinh dưỡng cũng khuếch tán vào nước làm vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh.

- Tôm lột có nguy cơ mềm vỏ vì lột do bị kích thích đột ngột; nước mưa làm nồng độ các khoáng chất trong nước giảm khiến việc tái tạo vỏ càng khó khăn hơn.

- Khi nhiệt độ giảm 1oC đột ngột, tôm giảm ăn từ 5 - 10%; nhiệt độ giảm đột ngột 30C, tôm giảm ăn tới 30 - 50%

- Khi nhiệt độ tăng lại, vi khuẩn sẽ tăng sinh khối đột biến bởi lượng dinh dưỡng hữu cơ rất nhiều; việc này cũng khiến nước thiếu oxy.

- Tỷ lệ tôm chết khi có mưa lớn từ 2 - 3%, thậm chí tới 50% nếu mưa kéo dài cả tuần bởi sự thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường, mầm bệnh bùng phát.


Related news

Quy trình nuôi tôm sú cho mùa vụ nuôi năm Quy trình nuôi tôm sú cho mùa vụ nuôi năm

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh áp dụng cho mùa vụ nuôi năm 2014 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Thursday. October 26th, 2017
Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

Tôm sú (penaeus monodon) là đối tượng nuôi nước lợ quan trọng và phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nuôi tôm sú thành công đã và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ dân ven biển ĐBSCL.

Thursday. October 26th, 2017
Một số ký sinh trùng gây hại cho tôm Một số ký sinh trùng gây hại cho tôm

Về một số loại bệnh trên tôm có tác nhân từ ký sinh trùng phải kể đến như: bệnh do vi bào tử trùng, bệnh ký sinh trùng gan tụy, ký sinh trùng

Thursday. October 26th, 2017