Giá / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Bón Phân Theo Đặc Điểm Cây Trồng

Phương Pháp Bón Phân Theo Đặc Điểm Cây Trồng
Tác giả: 
Ngày đăng: 01/06/2012

Một chế độ bón phân cho cây trồng được coi là hợp lý, cân đối, vừa đạt hiệu quả nông học vừa đạt hiệu quả kinh tế phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

Cây trồng được cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời những chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây có đủ sức khỏe đạt năng suất cao, phẩm chất tốt; duy trì và không ngừng làm tăng độ phì nhiêu (độ màu mỡ) của đất; đem lại lợi nhuận cao nhất và ổn định cho người sản xuất; phù hợp với tập quán trình độ và điều kiện sản xuất hiện tại.

Để đạt các yêu cầu trên, khi bón phân cho cây cần chú ý các vấn đề sau:

Đặc điểm của cây trồng: Mỗi loại cây trồng có đặc điểm và yêu cầu khác nhau về chất dinh dưỡng. Trong đó yêu cầu đầu tiên là phải có một năng suất nhất định. Ví dụ, muốn có năng suất lúa đạt 5 tấn/ha thì cây phải cần 80kg N nguyên chất + 55kg P2O5 + 155kg K2O. Nếu hệ số sử dụng phân bón là 60% thì yêu cầu một lượng phân bón phải có được 133,3kg N + 91,6kg P2O5 + 258kg K2O. Với các cây trồng khác cũng có thể tính toán như trên. Tức là phải đáp ứng đúng nhu cầu.

Bên cạnh đó, lượng các chất dinh dưỡng cây cần trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, từ đó phân chia lượng phân bón các loại cho từng thời gian khác nhau. Chẳng hạn cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều đạm (N) và lân (P), khi làm đòng và trổ lại cần nhiều kali (K) và P. Đối với cây cam được 3 - 5 năm tuổi đang cho quả, mỗi cây mỗi năm bón khoảng 150 - 200kg P2O5 bón toàn bộ sau thu hoạch cùng với phân hữu cơ, phân kali cần khoảng 60 – 120kg K2O chia 2 lần bón sau đậu quả và trước thu hoạch 1- 2 tháng. Đối với những cây thu hoạch lá hoặc giai đoạn sinh trưởng cần tăng nhanh sinh khối (cành, nhánh lá) thì phải ưu tiên phân chứa nhiều đạm (N).

Đặc điểm hệ rễ của cây để xác định vị trí bón phân tốt nhất. Cây có hệ rễ chùm ăn nông như cây lúa, ngô, nên bón chủ yếu ở đất mặt (lớp đất canh tác từ 0 - 30cm). Cây lâu năm hệ rễ phát triển hấp thụ phân bón tương ứng với hình chiếu mép tán cây, nên bón phân trong phạm vi này (chú ý kỹ thuật đào rãnh, làm bồn).

Ngoài ra cần chú ý đến tính thích ứng của cây đối với pH đất và loại phân, từ đó xác định lượng vôi (hoặc những loại chất có chứa Ca như: CaCO3, Dolomite, Thạch cao-Sulphate Canxi…) và loại phân cần bón. Nhóm cây không ưa chất Clo như thuốc lá, khoai tây, cam quýt, sầu riêng… không nên bón phân có chứa chất Clo (Cl), những loại cây này cần nâng cao pH (pH > 6,0) để tăng chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.

01/06/2012
Nhà Thùng Nước Mắm Phú Quốc Lao Đao Do Thiếu Cá Cơm Nguyên Liệu Nhà Thùng Nước Mắm Phú Quốc Lao Đao Do Thiếu Cá Cơm Nguyên Liệu

Theo Hội nước mắm Phú Quốc, gần hai năm nay nghề sản xuất nước mắm truyền thống của huyện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cá cơm nguyên liệu trầm trọng, trong khi nguyên liệu chủ yếu để làm nên hương vị đặc sắc của nước mắm Phú Quốc chính là cá cơm.

01/06/2012
Bưởi Bạch Đằng (Tân Uyên) Đạt 250 Triệu Đồng/ha/năm Bưởi Bạch Đằng (Tân Uyên) Đạt 250 Triệu Đồng/ha/năm

Đó là nhận định của Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đằng (Tân Uyên, Bình Dương) Nguyễn Thanh Âm. Bí thư Nguyễn Thanh Âm cho biết thêm, Bạch Đằng hiện có 1.471 hộ dân. Qua thống kê, giám sát và đánh giá 6 tháng đầu năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người của xã Bạch Đằng đạt khoảng 25 triệu đồng/năm.

01/06/2012