Phục Tráng Giống Cam Chanh Ninh Giang (Hải Dương)

Đề tài đã lựa chọn được 10 cây đầu dòng để khai thác mắt ghép sản xuất cây giống cam chanh sạch bệnh.
Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa tổng kết đề tài "Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012". Đề tài đã lựa chọn được 10 cây đầu dòng để khai thác mắt ghép sản xuất cây giống cam chanh sạch bệnh.
Trong 2 năm, đề tài đã sản xuất hơn 1.000 cây giống, tỷ lệ sống đạt hơn 80%, được trồng ở Xí nghiệp Giống cây ăn quả, cây dược liệu Cầu Xe (Tứ Kỳ), các xã Vĩnh Hòa, Văn Hội (Ninh Giang). Đề tài sử dụng thuốc Boodo, Topxin, Mancozeb để trừ bệnh muội đen gây hại trên cây cam chanh.
Hiện nay, giống cam chanh đặc sản Ninh Giang đang bị mai một, diện tích chỉ còn khoảng 3,7 ha. Các hộ trồng cam với quy mô nhỏ, sản lượng hằng năm chỉ đạt gần 30 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng thêm nguồn thu cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong đó, mô hình nuôi ếch đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đang ngày càng có nhiều nông dân áp dụng.