Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái)

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.
Qua kiểm tra, các hộ tham gia đều rất phấn khởi thực hiện tốt các quy định về khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện về diện tích ao, nguồn kinh phí để đầu tư lâu dài một số hộ đã có thu nhập từ bán con giống và ba ba thương phẩm.
Phát huy kết quả đó, năm 2012 được sự đầu tư của tỉnh, huyện Yên Bình đã có thêm 6 hộ ở các xã: Cảm Ân, Mông Sơn, thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà đủ điều kiện thực hiện Dự án nuôi ba ba thương phẩm, nâng số mô hình nuôi ba ba trên địa bàn lên 34 mô hình.
Có thể bạn quan tâm

“Chăm sóc cây mai vàng xem ra không khó, nhưng để có một cây mai đẹp, vừa ý khách hàng, trổ hoa đúng vào dịp Tết là đều không đơn giản đối với người làm mai”. Đó là lời tâm sự của ông Nguyễn Văn Định ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) người có hơn 20 năm gắn bó với cây mai vàng.

Năm 1997, Nông trường Lam Sơn (nay là Cty TNHH MTV Lam Sơn, gọi tắt là Cty Lam Sơn) đầu tư trồng hàng trăm ha cao su tại huyện miền núi Ngọc Lặc và Thọ Xuân (Thanh Hóa). Nay cây cao su đã 15 năm tuổi song lượng mủ chỉ lèo tèo thu vài ba cân/ha/ngày khiến nảy sinh mâu thuẫn giữa Cty với hộ dân.

Sau 4 năm bắt tay xây dựng mô hình nuôi cá sấu, “lão nông” Đỗ Việt Tiến mang trong mình dòng máu người lính đã trở thành tỷ phú và từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương, trở thành gương điển trong phát triển mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng (VAC) của tỉnh Vĩnh Phúc.