Prices / Tin thủy sản

Phụ gia thức ăn cho tôm thẻ từ Beta-glucan tảo biển

Phụ gia thức ăn cho tôm thẻ từ Beta-glucan tảo biển
Author: Dũng Nguyên
Publish date: Tuesday. June 16th, 2020

Theo nghiên cứu của Khoa NTTS, Đại học Thủy sản Kasetsart, Thái Lan và Công ty Kemin Industries của Mỹ, bổ sung Beta-glucan chiết xuất từ tảo biển thương mại vào thức ăn cho TTCT sẽ cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống và tình trạng miễn dịch.

Thử nghiệm tại Thái Lan. Ảnh: ST

Vi tảo là một trong số nhiều nguồn hợp chất mang hoạt tính sinh học được sử dụng thương mại để chiết xuất Beta-glucan. 

Vài nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của Beta-glucan cấu trúc mạch thẳng ß-1,3 nguồn gốc tảo biển với TTCT Thái Bình Dương. Các kết quả nghiên cứu đã xác định được hiệu quả của từng liều bổ sung Beta-glucan khác nhau lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và tình trạng miễn dịch của TTCT nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Thái Lan và điều kiện trại nuôi ở Ấn Độ.

Thử nghiệm tại Thái Lan: Đánh giá hiệu suất chăn nuôi và tình trạng miễn dịch

Xây dựng thí nghiệm

Nghiên cứu này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm thực phẩm và dinh dưỡng, Khoa NTTS, Đại học Kasetsart, Bangkok, Thái Lan. 5 nghiệm thức được thiết lập ngẫu nhiên, lặp lại 10 lần trong bể nuôi tôm bằng thủy tinh. Mỗi bể dung tính 100 L nhưng chỉ chứa 60 L nước lợ (15 ppt). Thả TTCT giống (~ 0.01 g/con) vào bể theo mật độ 50 tôm/bể (xấp xỉ 833 tôm/m³).

Tôm được cho ăn 5 lần/ngày theo tỷ lệ 5 - 8% trọng lượng thân trong 60 ngày. Khẩu phần ăn khởi đầu (39,38% protein, 6,6% lipid, 2,45% lysine và 0,85% methionine) được chuẩn bị 2 tuần trước khi thử nghiệm. Các thành phần thức ăn được trộn đồng đều và sau đó xay nhuyễn thành hạt siêu nhỏ theo các kích thước 100 - 150 microns, 750 microns, 1 mm và 1,5 mm. Tất cả nghiệm thức sau đó được dán nhãn thông tin và bảo quản trong túi nhựa ở nhiệt độ phòng.

Lấy mẫu trọng lượng tôm hàng tháng căn cứ theo trọng lượng thân cuối (FBW), tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (SR). Sức khỏe của tôm và tình trạng miễn dịch được đánh giá vào cuối nghiên cứu căn cứ vào số lượng tế bào máu hemocyte (THC), với các mẫu huyết tương của tôm được thu gom bằng cách bơm tiêm isulin và chích vào phân đoạn bụng của tôm. Sử dụng giải pháp EDTA để ngăn chặn đông máu. Đếm số lượng tế bào bằng camera Neubauer và kính hiển vi 2 mắt độ phân giải 400X. Các kết quả thống kê khác nhau giữa những nghiệm thức được tính đoán bằng phép thử Duncan.

Kết quả

Nhìn chung, các nghiệm thức không có sự khác biệt đáng kể khi phân tích các số liệu thống kê (p > 0.05). Tuy nhiên, liều bổ sung Beta-glucan được cho là tối ưu nhất cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống là 250 g/tấn. Tỷ lệ biến đổi thức ăn cũng không có sự khác biệt đáng kể. Nhưng, nghiệm thức đối chứng có FCR cao nhất và nghiệm thức có FCR thấp nhất khi bổ sung Beta-glucan 250 g/tấn thức ăn công nghiệp. Tỷ lệ sống thấp có thể ảnh hưởng đến giá trị FCR cuối cùng.

Tình trạng miễn dịch

Hemocyte là những tế bào miễn dịch trong tôm và các loại giáp xác khác; số lượng hemocyte phản ánh tình trạng miễn dịch của con vật; nếu số lượng hemocyte thấp có nghĩa sức đề kháng của vật nuôi bị giảm và dễ bị tấn công bởi dịch bệnh. Dựa theo các kết quả nghiên cứu, điểm khác nhau đáng kể (p <0.05) giữa các nghiệm thức chính số lượng hemocyte.

Tảo Euglena gracilis

Những kết quả này là căn cứ để xây dựng các hướng dẫn giá trị về sử dụng Beta-glucan tảo biển trong thức ăn của tôm. Số lượng hemocyte tăng lên đáng kể khi tiếp tục bổ sung Beta-glucan cho thấy tình trạng miễn dịch của tôm đã được kích hoạt, và đạt hiệu quả tối ở tỷ lệ bổ sung 250 g/tấn. Ở tỷ lệ này, tôm cũng đạt tỷ lệ tăng trưởng, biến đổi thức ăn và tỷ lệ sống tốt nhất. Tuy nhiên, ở liều bổ sung cao hơn sẽ phản tác dụng trừ một số trường hợp để ngăn chặn dịch bệnh có tần suất xảy ra liên tục hoặc chống lại các điều kiện môi trường xấu sắp xảy ra như stress nghiêm trọng, thay đổi mùa.

Thử nghiệm tại Ấn Độ: Đánh giá tiêu thụ thức ăn, tăng trọng

Xây dựng thí nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành tại một trại nuôi tôm công nghiệp ở Kaikaluru, Andhra Pradesh thuộc Ấn Độ. Những ao được lựa chọn cho nghiên cứu đã có 55 ngày nuôi và thời gian thử nghiệm 4 tuần. Beta-glucan mạch thẳng nguồn gốc tảo được cân trọng lượng và phối trộn tại trại với thức ăn công nghiệp theo tỷ lệ 5 kg/tấn (5 g/kg), cho ăn 2 lần/ngày và thi thoảng lại cho ăn 2 lần/tuần tùy theo phương thức cho ăn tiêu chuẩn. Tiêu thụ thức ăn được xác định căn cứ vào khay ăn sau 4 giờ cho ăn. Thường xuyên kiểm tra tỷ lệ chết của tôm trong ao.

Mật độ thả tôm của ao thử nghiệm là 106,667 PLs/acre (26,4 PL/m²) trong khi ao đối chứng có mật độ 97,778 PLs/acre (24,2 PL/m²). Bắt 30 - 50 con tôm từ các khay ăn ở 3 khu vực khác nhau tại mỗi ao nuôi, cân trọng lượng của những con tôm này để xác định trọng lượng trung bình. Các bộ kít phân tích chất lượng nước được sử dụng để giám sát nồng độ ôxy hòa tan, ammonia và nitơ.

Kết quả

Tôm khi bắt đầu thử nghiệm đều có trọng lượng tương đương nhau. Nhưng đến cuối thử nghiệm, trọng lượng trung bình của tôm được ăn bổ sung Beta-glucan cao hơn (7,2%) so nhóm đối chứng. Các kết quả đạt được trong nhưng đợt đánh giá tiếp theo về tiêu thụ thức ăn trong khay cho thấy xu hướng rõ ràng tôm ăn nhiều hơn khi thức ăn được bổ sung Beta-glucan. Từ đó, khẳng định sản phẩm này có tính dẫn dụ hoặc kích thích sự thèm ăn của tôm.

Thử nghiệm tại trại nuôi tôm công nghiệp ở Ấn Độ và phòng thí nghiệm tại Thái Lan đã chỉ ra lợi ích của việc bổ sung Beta-glucan mạch thẳng nguồn gốc tảo biển vào thức ăn của TTCT đã cải thiện tích cực tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Liều sử dụng phụ thuộc vào loại thức ăn và tần suất cho ăn.  

Theo Department of Aquaculture, Faculty of Fisheries Kasetsart University, Bangkok


Related news

Kinh nghiệm nuôi luân canh tôm sú – lúa xen tôm càng xanh tại Bạc Liêu Kinh nghiệm nuôi luân canh tôm sú – lúa xen tôm càng xanh tại Bạc Liêu

Trước tình hình hạn hán xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra mô hình canh tác có hiệu quả và thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu hiện

Tuesday. June 16th, 2020
Kỹ thuật ương cá chép V1 trực tiếp từ cá bột lên cá giống Kỹ thuật ương cá chép V1 trực tiếp từ cá bột lên cá giống

Cá chép V1 là thế hệ chọn lọc thứ 6 của cá lai 3 máu giữa cá chép Việt Nam, cá chép Hungary và cá chép Indonesia. Cá tăng trọng nhanh, gấp từ 1,5 đến 3 lần

Tuesday. June 16th, 2020
Công nghệ tế bào gốc có thể phá vỡ ngành tôm toàn cầu Công nghệ tế bào gốc có thể phá vỡ ngành tôm toàn cầu

Một phòng thí nghiệm ở Singapore đã nghiên cứu công nghệ nuôi tôm từ tế bào gốc có khả năng làm “đứt gãy” ngành công nghiệp nuôi tôm thế giới thiếu bền vững

Tuesday. June 16th, 2020