Prices / Tin nông nghiệp

Phòng trừ rầy lưng trắng, bảo vệ lúa mùa

Phòng trừ rầy lưng trắng, bảo vệ lúa mùa
Author: An Lãng
Publish date: Wednesday. August 4th, 2021

Ngành nông nghiệp Nam Định yêu cầu các địa phương tập trung phòng trừ rầy lưng trắng nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh lùn sọc đen trên lúa mùa.

Nhiều diện tích lúa ở Nam Định đã được quây túi bóng nhằm hạn chế chuột quậy phá. Ảnh: An Lãng.

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định, hiện nay rầy lứa 4 (chủ yếu rầy lưng trắng) đã nở trên trà lúa mùa trung cấy sớm ở các xã như Nghĩa Tân, Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng); Trực Đạo, Trực Thanh (huyện Trực Ninh); Hải Phúc (huyện Hải Hậu) ... với mật độ trung bình từ 3 - 5 con/m2, cao 10 - 20 con/m2, cục bộ 70 - 100 con/m2, phổ biến rầy trưởng thành và tuổi 1, 2. Hiện rầy trưởng thành tiếp tục đẻ trứng và tăng mật độ do điều kiện thời tiết và cây trồng rất thuận lợi.

Rầy lứa 4 (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen) nở rộ từ ngày 29/7 - 4/8, trùng với giai đoạn rất mẫn cảm với bệnh lùn sọc đen hại lúa mà Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã cảnh báo ngay từ đầu vụ.

Ngoài ra, lúa cỏ (lúa dại, lúa ma) có sức sinh sản và phát triển rất mạnh đang xuất hiện tại Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực... Nếu không điều tra, phát hiện để xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo.

Ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định cho hay, để chủ động hạn chế thấp nhất nguy cơ phát sinh dịch bệnh lùn sọc đen và lúa cỏ trong vụ mùa 2021, đơn vị đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chăm sóc, bảo vệ lúa mùa; điều tra phát hiện để nhổ, tỉa bỏ các cây lúa cỏ lẫn tạp trên ruộng lúa.

Tổ chức phun trừ rầy lưng trắng lứa 4 để phòng ngừa bệnh lùn sọc đen tập trung từ ngày 29/7 - 4/8. Các huyện phía nam tỉnh và những vùng đã xuất hiện bệnh lùn sọc đen trong những vụ trước cần tổ chức tốt phòng trừ rầy lứa 4. Sau 3 ngày phun thuốc nếu rầy còn mật độ cao cần tiếp tục phun trừ lại.

Ngoài ra, phát động và tổ chức diệt chuột, chú trọng biện pháp thủ công như đào bắt kết hợp với các loại bẫy. Tuyệt đối không dùng điện và các biện pháp gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Tích cực diệt ốc bươu vàng và cỏ dại, nhất là cỏ đuôi phụng hại lúa.


Related news

Nuôi lươn thương phẩm sử dụng thức ăn công nghiệp tại Hậu Giang Nuôi lươn thương phẩm sử dụng thức ăn công nghiệp tại Hậu Giang

Mô hình được triển khai trên 5 hộ dân tại phường Ngã Bảy và phường Hiệp Lợi với diện tích nuôi là 70m2, thả 14.000 con giống.

Wednesday. August 4th, 2021
Phục hồi rễ vườn cây ăn trái sau hạn mặn Phục hồi rễ vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Mặn xâm nhập vào nội đồng ở ĐBSCL trong mùa nắng là chuyện bình thường năm nào cũng có. Vậy, phục hồi rễ vườn cây ăn trái sau hạn mặn như thế nào?

Wednesday. August 4th, 2021
Khuyến cáo giải pháp canh tác lúa hè thu 2021 vùng ĐBSCL Khuyến cáo giải pháp canh tác lúa hè thu 2021 vùng ĐBSCL

Hiện nay ở ĐBSCL lúa giá cao nên ngay sau khi thu hoạch lúa vụ đông xuân 2020-2021, nông dân đang xuống giống gieo sạ sớm vụ hè thu 2021.

Wednesday. August 4th, 2021